Header ads

Header ads
» » » » Tác dụng chữa bệnh của củ riềng

Với mùi vị thơm nồng, riềng phát huy công dụng rất hữu hiệu trong nồi cá đồng kho, một mặt khử mùi tanh của cá, mặt khác làm tăng hương vị món ăn. Các thầy thuốc đông y thì có một định nghĩa khác về củ riềng: là loại thuốc sát trùng tốt, giúp vết thương mau lành, giúp giảm đau, trị buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, kích thích tiêu hóa, giảm đau răng…

Bất ngờ với công dụng của củ riềng 1
Riềng là loại thuốc sát trùng tốt, giúp vết thương mau lành, giúp giảm đau, trị buồn nôn, đầy hơi,
đau bụng, kích thích tiêu hóa, giảm đau răng - Ảnh: Thái Nguyên
Riềng không phải là một loại gia vị phổ biến của các bà nội trợ nhưng lại cực kỳ thân quen với các “tín đồ” của… thịt chó. Đĩa thịt chó mà thiếu riềng thì cũng giống như ăn bánh xèo không có nước mắm: vô vị, nhạt nhẽo. Ngoài ra, với mùi vị thơm nồng, riềng phát huy công dụng rất hữu hiệu trong nồi cá đồng kho, một mặt khử mùi tanh của cá, mặt khác làm tăng hương vị món ăn.

Một số người, thường là ở miền Bắc, rất thích giã nhuyễn riềng, trộn với hỗn hợp sả, mẻ rồi đem ướp thịt ba chỉ cho món nướng. Đó là một món ăn thơm nồng ấm bụng, rất thích hợp cho mùa lạnh. Miếng thịt vừa se lại trên bếp than hồng, hương thơm quyến rũ của sả và riềng hòa quyện vào nhau tỏa ra ngào ngạt, khiến cái bụng đang no cũng phải cồn cào. Ở miền Trung, những sợi riềng mỏng tang là thứ không thể thiếu khi làm tré hoặc tôm chua. Ngoài ra, riềng cũng thích hợp với nhiều món làm từ thịt dê hay giò heo nấu với chuối xanh…

Các thầy thuốc đông y thì có một định nghĩa khác về củ riềng: là loại thuốc sát trùng tốt, giúp vết thương mau lành, giúp giảm đau, trị buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, kích thích tiêu hóa, giảm đau răng…Có rất nhiều bài thuốc đông y hay được bào chế từ củ riềng kết hợp với các loại thảo dược khác, trị được nhiều căn bệnh khó chịu như phong thấp, hắc lào, lang ben, ho, tiêu chảy, đau dạ dày… Tây y thì đã phát hiện trong củ riềng có hợp chất giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú.

 

Riềng có tên là Phong khương, có khá (Thái), Kìm sung (Dao) hay Cao Lương Khương. Cái tên Cao Lương Khương có nghĩa là Gừng (Khương) mọc ở đất Cao Lương (Trung Quốc) mà thành tên.
Tên khoa học của Riềng là: Languas officinarump
Họ Gừng: Zingiberaceae.
Riềng là vị thuốc phổ biến thường dùng trong nhân dân (sau khi đã loại bỏ rễ, lá, thân của cây thì được rửa sạch, thái lát phơi khô)
Riềng mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi trên nước ta, và một số nhiệt đới ở châu Á. Riềng ưa ẩm, râm, song không chịu được úng.
Tác dụng dược lí
Riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch máu cô lập và chống co thắt cơ trên ruột, có thể làm lành các vết loét, thay đổi một số thành phần trong thải lọc máu.
Theo y học cổ truyền: Riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh tỳ và vị , có tác dụng ôn trung, tán hân, giảm đau, tiêu thức ăn.
Trong Tây y: Riềng thường được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, có thể nhai dập chữa đau răng. Riềng bánh tẻ ngậm chữa viêm thanh quản (khàn tiếng) rất tốt.
Bài thuốc có Riềng

1. Chữa đau bụng, nôn mửa
Riềng: 8g, Đại táo: 3 quả. Sắc với một bát nước còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày.

2. Chữa tiêu chảy
- Riềng, Củ gấu, Gừng khô, Sa nhân, Trần bì, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
- Riềng: 200g, quế:120g, hậu phác: 80g, tán khô. Sắc uống mỗi lần 12g.
- Riềng: 20g, nụ sim: 80 g, vỏ gối: 60g. Dùng dạng bột hoặc viên ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

3. Chữa phong thấp, buồn nôn
Riềng, vỏ quýt, hạt tía tô lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần 5g, ngày 2 lần.

4. Chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn:
- Riềng tẩm dầu vừng sao 40g, Can khương nướng 40g. Hai vị tán nhỏ trộng với mật lợn thành viên bằng hạt ngô, ngày uống 15-20 viên.
- Quả Riềng tán nhỏ, uống ngày 6-10g.
5. Chữa sốt rét
Đây là bài thuốc dân gian dùng chữa sốt rét rất hay: Bột riềng: 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 20 viên trước khi lên cơn.

6. Chữa đau tức xối lên tim, toát mồ hôi lạnh, xuyến thở
Riềng, ô dược (ngâm rửa với rượu một đêm sao khô), tiểu hối hương, thanh bì lượng bằng nhau, uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

7. Chữa đau dạ dày
Riềng tẩm rượu 7 lần, sấy khô, tán nhỏ, trộn đều. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g chữa đau dạ dày, đầy bụng, ợ hơi rất hay, nhất là với bệnh mãn tính.

8. Chữa hắc lào
Củ riềng thật già, thái lát, ngâm với rượu 90 độ, càng lâu càng tốt, bôi ngày vài lần. Hoặc: Củ riềng già, chuối xanh và một chút vôi bột, bôi trị hắc lào cũng hay.
Tất nhiên bây giờ có nhiều thuốc Tây, nhanh và hiệu quả - song nếu bạn biết cách dùng riềng sẽ giúp bạn đỡ lo bệnh tật do ăn uống như hiện nay.


Củ riềng là loại thảo dược quý, ngoài làm gia vị nó còn được dùng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau.








Theo Đông y, củ riềng còn có tên gọi khác là lương khương, người miền Nam gọi là riềng thuốc. Củ và hạt của loại cây này có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc...
Một số bài thuốc được dùng trong dân gian:

Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy



Riềng, củ gấu, gừng khô liều lượng bằng nhau. Đem tán nhỏ các vị trên với nhau dùng để uống ngày 3 lần, mỗi lần 6g bột.

Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả



Hạt riềng tán nhỏ, đem uống ngày 6-10g.

Chữa hắc lào



Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Dùng dung dịch này thoa vào chỗ bị bệnh vài lần 1 ngày.

Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém



Củ riềng, gừng khô, củ gấu phơi khô đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g.



Củ riềng làm thuốc

Để chữa đầy bụng, nôn mửa, lấy riềng củ, gừng khô, củ gấu phơi khô lượng bằng nhau đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6 g.
Củ riềng (còn có tên là cao lương khương) và quả hột riềng đều vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc. Liều dùng 3-10 g đối với củ, hoặc 2-6 g đối với quả.

Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:
- Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy: Riềng, củ gấu, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 g, ngày uống 3 lần.
- Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6-10 g.

- Chữa hắc lào: Củ riềng già 100 g, giã nhỏ, ngâm với 200 ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi vài lần.

- Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.

Bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben…
Cây riềng là loại cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài. Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng.
Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài. Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao). Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô.
Cách chế biến: đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2 - 3cm, phơi khô. Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền.
Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi...

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng riềng

Chữa đau bụng do lạnh: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày.
Chữa phong thấp: riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.
Chữa sốt rét: bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 - 20 viên.
Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần.
Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Chữa hắc lào: củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 - 3 lần.
Chữa lang ben: củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.
Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng tán nhỏ, uống 6 - 10g.
Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phần lỏng: riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc ở trẻ em: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa, có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rối loại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường: củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).
Chữa chứng “Ngũ Canh tả” cứ khoảng 5 giờ sáng là cần đi ngoài, khi muốn đi thì phải đi ngay, không ngừng lại được, phân lỏng, cơ thể yếu mệt, bụng lạnh, chân tay lạnh.
Nguyên nhân do tỳ thận dương hư.
Dùng bài thuốc: củ riềng phơi khô 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10 - 12 ngày là một liệu trình.


Bài thuốc xoa bóp


Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm.

Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ. Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…


Cây riềng – Lương khương
Alpinia officinarum Hance.
Zingiberaceae

Đại cương :
Alpinia officinarum, được biết dưới tên « riềng nhỏ », là một cây trong họ của cây Gừng Zingiberaceae.
Riềng được trồng rộng rãi vùng Đông nam Á, nguồn gốc ở Trung Quốc, cây có thể đạt đến vài mét chiều cao, với lá dài với hoa trắng đỏ nhạt. Căn hành, được biết dưới tên galanga hay riềng, có giá trị ở hương vị cay và chất mùi thơm.
Riềng được sử dụng trong tất cả các nước Á Châu, trong thức ăn đặc biệt như curry và dầu thơm. Trước đây riềng cũng được dùng ở Âu Châu và cũng được dùng như phương thuốc thảo dược.
Riềng còn có tên : petit galanga, galanga camphré hay galanga officinal.
Tất cả giống như riềng lớn ( Alpinia galanga ) thân cao lớn, riềng nhỏ ( Alpinia officinarum ) thân rể nhỏ hơn, mùi thơm hơn và được sử dụng nấu ăn như gừng có hương vị hơn, nó có hương vị hăng và cay, hơi nhẹ mùi chanh.
Riềng nhỏ giàu chất tinh dầu và người ta dùng trong kỹ nghệ dầu mùi thơm.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ở Trung Quốc
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, sống lâu năm, gần giống như riềng lớn Alpinia galanga, ngoại trừ chỉ cao khoảng 1 m. Căn hành phân nhánh màu nâu đậm đến đen và có một vị cay hơn, 1 đến 2 cm đường kính, có thể lan rộng 1 m dài ngầm dưới đất. Nạc của căn hành màu da cam và có xơ.
dài, thon, mọc xen, phiến lá thẳng hình mủi mác, dài từ 20 - 40 cm, không lông, mép lá cao 2-3 cm
Hoa, chùm tụ tán có lông dày, hoa dày, lá hoa xanh mặt ngoài, trắng mặt trong, vành có lông, cánh hoa 1,5 – 2 cm, có những đường sọc đỏ, tiểu nhụy lép như gươm, môi trắng, chùm mọc ở cuối thân lên đến 0,5 -1,5 m.
Trái, phì quả, không cọng, khô, màu đỏ gần như hình cầu.
Riềng nhỏ, tăng trưởng vô phái bởi những nhánh của căn hành, từ những nhánh mọc ra cây mới.
Thu hoặch sau 4 hay 5 năm.
Bộ phận sử dụng :
Căn hành, khô hay tươi có hương vị cay nồng, củ tươi dùng trong nấu ăn
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần chánh của cây riềng alpinia officinarum.
● 0.5-1.5% tinh dầu thiết yếu.
- <50% 1,8-Cineole
- a và b pinène,
- myrcène,
- sabinène
- vết eugénol,
- chavicol,
- acetatoxychavicol acétate
- camphre,
- cinnamate de méthyle
- Diarylheptanoïdes
- linalol,
- lactones sesquiterpéniques,
- tanins
- chất kích ứng substances irritantes
● Gingerols
● Diarylheptanoids
- Galangol ou alpinol
- Diarylheptan-3-one
- Diarylheptan-3,5-dione
- Diarylheptan-3-ol-5-one
- Diarylheptan-4-en-3-one
- Diarylheptan-1-en-3-one
- Diarylheptan-3-hydroxymethyl-5-one
● Flavonoides
- Quercetin-3-methyl-ether
- Isorhamnetin
- Kämpferide (3,5,7-trihydroxy-4'-methoxyflavone)
- Galangine (3,5,7-trihydroxyflavone)
- Galangine-3-methylether
● 20-25% Amidon
Đặc tính trị liệu :
Hiệu quả chánh :
- Thuốc bổ cho hệ tiêu hóa, « ấm bụng »,
- kích thích, giúp đở tán trợ cho tiêu hóa,
- trục hơi gaz trong dạ dày,
- ngưng nôn mửa,
- diệt nấm.
- long đờm expectorant,  
- chống nôn mửa anti-émétique ( so sánh với gừng )
- hoạt động chống ung bướu bởi cơ năng ức chế sự đem vào những chất gây ung thư carcinogènes,
- chống viêm sưng ( do chất diarylheptanoïdes ),
- bảo vệ hóa học chimio-protecteur,
- hoạt động chống siêu vi khuẩn.
- sự ức chế chất 5-alpha-reductase tuyến tiền liệt
- cải thiện khẩu vị bửa ăn,
- làm tốt hệ tuần hoàn máu trong cơ thể và trong não bộ,
- là một dược thảo kích thích sức khỏe và sức sống,
- và cũng được sử dụng như một chất kích thích tình dục stimulant sexuel.
- Trong thí nghiệm tác dụng ức chế sản xuất oxide nitrique ( NO) trong những « đại thực bào phúc mạc chuột bởi chất diarylhepanoïdes và galangine.
Củ riềng Alpinia officinarum, có chứa một nồng độ cao của galangin flavanol, cho thấy hiệu quả :
- làm chậm sự gia tăng và tăng trưởng của các tế bào khối u vú ;
- Trong lịch sử, những căn hành đã được coi như là có tác dụng ức chế và tiêu hóa.
- co thắc tế bào ( hệ tiêu hóa ),
- chống viêm sưng anti-spasmodique,
- kháng khuẩn anti-bactérien,
- kích thích stimulant,
- thuốc bổ cho tiêu hóa.
Hiệu quả và sử dụng thuốc :
► Y học Trung Quốc :
Riềng Galanga là một cây thường gọi « nóng chaud » dùng để trị :
- đau bụng douleurs abdominales,
- nôn mửa vomissements 
- và dùng cho chứng tiêu chảy diarrhée là " lạnh froid ".
- chống chứng nấc cục Contre le hoquet,
Củ riềng nên pha trộn với codonopsis tên gọi đảng sâm ( codonopsis pilosula họ Campanulaceae ) và phục linh ( fu ling poria cocos ).

► Theo y học truyền thống Hindou :
Riềng là một bài thuốc :
- giúp dạ dày dể dàng tiêu hóa,digestion gastrique,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- long đờm expectorant
- thuốc bổ tonique.
- chữa chứng nấc cục hoquet,
- khó tiêu dyspepsie,
- đau dạ dày maux d'estomac,
- thấp khớp đau khớp xương rhumatisme articulaires 
- hạ sốt.
► Nhà bán dược thảo Phương Tây :
Riềng Galanga, đã được du nhập vào Âu Châu bởi những nhà y học Arabes từ nhiều thế kỷ. Được sử dụng để chữa trị :
- đầy hơi flatulences,
- Không tiêu, khó tiêu indigestions,
- nôn mửa vomissements 
- đau dạ dày maux d'estomac.
Candidose : loại bệnh nhiễm nấm Candida albicans, thông thường xảy ra ở họngđường tiêu hóa :
Riềng được dùng chung với dược thảo diệt nấm khác để loại trừ nấm nhiễm ở đường ruột
►  Với một lượng nhỏ, riềng là một dược thảo kích thích bộ máy tiêu hóa khi hệ tiêu hóa bị suy yếu, nhưng, nếu dùng với lượng mạnh, có thể bị kích ứng.
► Người ta cảm thấy có một hiệu quả nhẹ tác động vào tinh thần psychoactif một cách khá nhanh sau khi nhai và uống một vài muỗng cà phê bột củ riềng. Người ta cảm thấy :
- một cảm giác ấm nóng,
- những thay đổi trong sự nhận thức,
- nhất là trong tầm nhìn
- và sự suy nghĩ đặc biệt rõ ràng.
Với một liều lượng lớn hơn có thể là nguyên nhân gây ra một ảo giác thị giác nhẹ.
Chủ trị : indications
Toàn bộ cây riềng ( dược thảo ) được chỉ định như sau :
Dùng trong y học truyền thống như :
- khi có sư rối loạn tiêu hóa,
- đau bụng,
- co thắc,
- đầy hơi,
- nôn mửa,
- kích thích,
- kích thích tình dục,
- kháng khuiẩn,
- trị ho, chỉ khái,
- lợi mật, tống đàm,
- vấn đề tiêu hóa,
- thuốc tống hơi,
- chống tiêu chảy,
- trong một vài chứng bệnh về da.
Ứng dụng :
Thường riềng được sử dụng như trà gọi là « Trà riềng ». Bởi sự hiện diện của tanin trong các thành phần của thực vật, nên trà riềng là một sản phẩm chống viêm rất hiệu quả.
Nếu người ta dùng tổng hợp tất cả các phần thân, rể, lá, thì công hiệu chữa lành nơi vết thương trị liệu rất nhanh.
Trích chất của thực vật này mang lại hiệu quả lợi ích cho :
- chống lại ói mửa,
- những rối loạn của hệ tiêu hóa,
- hay đầy hơi,
Ngoài ra trích chất này cũng có tác dụng chống lại vi trùng và cải thiện sự tiêu hóa bằng cách thúc đẩy bài tiết dịch vị trong dạ dày.
- Cây riềng cũng có quyền năng « làm ấm » những cơ quan trọng yếu và cơ thể.
- Riềng làm giảm đau các khớp xương liên quan đến chứng bệnh thấp khớp.
- Để chữa bệnh ho, riềng được xác nhận là tác dụng long đờm rất có hiệu quả.
- Đồng thời cũng có khả năng kích thích và gia tăng những phản xạ.
- Tác dụng của riềng được xem là đáng kể nhất là chống « say sóng ».
Người Hindou, dùng riềng để làm giảm bớt chứng nấc cục và giảm đau dạ dày cũng như chứng ăn không tiêu.
● Người ta dùng riềng ngâm trong nước đun sôi 1 hay lần / ngày.
● Kể cả dùng giống nhau trong phương cách nấu sắc décoction.
Người Mả Lai sử dụng chất trích củ riềng với tỏi và giấm để chữa trị bệnh thủy bào chẩn gọi là ghẻ phỏng.
Đây cũng là dược thảo tác dụng kích thích bữa ăn ngon và giúp đở sự tiêu hóa.
Người ta cũng dùng để chữa trị :
- trị ho,
- viêm phế quản,
- đau cổ họng,
do đặc tính sát trùng long đờm của cây riềng..
► Điều chế và sử dụng :
Nấu sắc rể trong trường hợp không bào chế dung dịch nguyên chất, dùng trên biển, uống nhâm nhi tách trà riềng, từng hớp và lâu dài.
Để cải thiện, người ta nghiền nát rể, lọc lấy tinh chất, dùng 20 giọt trong 100 ml nước nóng.
- Uống 3 lần / ngày.
Tại Á Châu, thân, rể được nghiền nát thành bột để sử dụng trong các món ăn, thức uống ,và thạch.
Ở Ấn Độ, tinh chất ( essence ) được sử dụng trong nước hoa, và những người Tartares đã biến chế ra một loại trà có chứa riềng.
● Đổ nước sôi vào trong 0,5 – 1 g riềng được thái nhỏ, đậy kín trong vòng 5 đến 10 phút, kế đó lọc trong. Dùng 1 tách ½ giờ trước bữa ăn.
1 muỗng cà phê  = 2 g.
● Nhai 1 – 10 grammes, làm trà, hay hòa tan trong nước mát hay nóng, tùy theo hiệu quả mong muốn.
Với lượng nhỏ hằng ngày, kích thích sự lưu thông máu huyết và hệ thống thần kinh.
Khi người ta làm trà, có thể thêm mật ong hay lá bạc hà ( rau menthe) để cải thiện mùi vị bớt hăng.
Người ta có thể sử dụng riềng như là một gia vị kết hợp với cơm hay những thức ăn khác.
● Ngâm trong nước sôi, riềng làm giảm đau ung mủ abcès trong miệng và viêm sưng nướu răng. 
Để chống lại trạng thái say sóng ở biển, được đề nghị dùng như

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn