Header ads

Header ads
» » [Nghiên cứu] Chuột chọn đồng loại thay vì thức ăn

Chuotchonbanthayvithucan.
"Ê ku, đừng lo, tao sẽ giúp mày!"
Chuột là loại động vật có thể lây lan bệnh tật và thường là những người khách không mong muốn của mọi nhà. Nhưng có một điều mà bạn sẽ phải cảm thấy thán phục ở loài động vật này là chúng đối xử rất tốt với đồng loại của mình, thậm chí có khi còn tốt hơn cả con người. Một nghiên cứu gần đây tìm hiểu và trả lời được câu hỏi liệu một con chuột nâu (rattus norvegicus) sẽ hy sinh bao nhiêu để giúp một con khác có thể thoát khỏi đau đớn. Kết quả cho thấy, khi được lựa chọn giữa thức ăn và một người bạn cần giúp đỡ, những con chuột hầu như sẽ luôn giúp những người bạn của chúng. Điều này cho thấy cùng với loài người và các loại động vật linh trưởng, chuột cũng biết đồng cảm và hành động dựa trên cảm xúc vượt qua những lợi ích cá nhân trước mắt.

Nghiên cứu đã thử nghiệm sự thấu cảm (altrusim) của loài động vật này bằng cách đặt những con chuột trong một cái hộp được ngăn cách bởi một bức ngăn trong suốt. Ở một bên hộp, một con chuột sẽ bị buộc phải bơi trong một vũng nước. Một mỏm đá được tạo ra để loại trừ khả năng chết đuối nhưng chúng rõ ràng là không thích trải nghiệm này. Sẽ không có cách nào để con chuột này có thể tự giải thoát được mình nhưng con chuột ở phía bên kia vách ngăn thì lại có thể đến để trợ giúp nó bằng cách đẩy để mở một cánh cửa nhỏ

Nobuya Sato của đại học Kwansei Nhật Bản cho biết những con chuột khô đã "nhanh chóng" học cách để mở cửa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, chúng cần một "cú hích": "Những con chuột mà đã được trải nghiệm việc ngâm trong nước trước đó thì sẽ học để làm sao có thể giúp đồng loại của mình một cách nhanh chóng hơn là những con chuột chưa bao giờ bị ngâm trong nước", nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào điều này, một số người nghi ngờ rằng việc những con chuột "có lợi" này giải phóng những con chuột bị mắc kẹt bởi vì chúng muốn có bạn đồng hành, hơn là bởi chúng có ý thức về sự thấu cảm và lòng vị tha. Để kiểm chứng ý kiến này, Sato đã đưa cả hai con chuột cùng lên vùng đất khô. Kết quả cho thấy những con chuột ít có xu hướng mở cửa hơn hẳn, điều này chỉ ra rằng các hành động của chúng được thúc đẩy bởi những nỗ lực nhằm giúp đỡ cho đồng loại đang gặp rắc rối của mình, hơn là tìm kiếm một bạn chơi. Đáng chú ý là những con chuột này được lấy từ những lứa riêng biệt, do đó nên có thể loại trừ khả năng rằng động lực thúc đẩy hành động giúp đỡ của chúng là xuất phát từ tình thân "máu mủ ruột rà". Tuy nhiên, những con chuột này đã được đặt trong cùng một lồng ít nhất hai tuần trước khi thử nghiệm được tiến hành.

Cuối cùng, Sato nâng mức độ phức tạp lên. Những con chuột được chọn hoặc cứu đồng loại của nó hay mở cửa để lấy chocolate. Kết quả cho thấy hầu hết những con chuột đều chọn cứu bạn nó, mặc dù tỷ lệ này bị ảnh hưởng bởi quá trình mà chúng dùng để học cách mở cửa. Tất nhiên, không phải tất cả các con chuột đều là thần thánh, trong một nghiên cứu tương tự khác, 100% những con chuột cái chọn giải phóng cho đồng loại của nó trong khi 30% chuột đực không chọn phương án này.

Chuột là loại động vật có tính xã hội cực kỳ cao. Tuy nhiên, việc chúng có thể thực hiện những hành vi mang tính xã hội hướng đến đồng loại và hành động dựa trên sự thấu cảm như đã thấy ở trên khiến rất nhiều nhà khoa học phải ngạc nhiên. Ngoài ra, đây cũng được xem như một bài học thú vị về cách hành xử với đồng loại cho loài ngoài chúng ta. Hy vọng chúng ta sẽ lắng nghe và hành động theo cảm xúc nhiều hơn để càng ngày càng trở thành những người hoàn hảo hơn.
Nguồn: IFLscience, ZMEscience
 

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn