Bạn có biết hỉ mũi sai cách cũng có thể làm tình trạng cảm cúm thêm tồi tệ hơn hoặc thậm chí là gây ra một số tổn thương? Vậy kỳ thực tại sao chúng ta chảy nước mũi và làm thế nào mới là cách hỉ mũi đúng? Sau nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng nếu bạn đang có nước mũi, hãy từ từ hỉ nó ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Nếu không giải quyết được vấn đề, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ thay vì dùng lực hỉ mũi mạnh trong thời gian dài bởi vấn đề sẽ trầm trọng hơn, thậm chí là gây nguy hiểm cho nhiều khu vực khác thuộc tai mũi họng.
Các bác sĩ cho biết có 3 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chảy nước mũi là cảm cúm thông thường, viêm xoang (viêm nhiễm xoang mũi - khoảng không gian chứa không khí bên trong xương mặt) và bị sốt. Từng trường hợp này đều có thể khiến lớp niêm mạc bị phồng lên và sản xinh ra nhiều dịch nhầy hơn để gột sạch các tác nhân gây hại, các chất kích ứng hoặc dị ứng.
Cả việc sưng và tăng sinh chất nhầy đều sẽ dẫn đến nghẹt mũi, từ đó khiến chúng ta khó thở bằng mũi hơn. Việc hỷ mũi để đẩy rỉ mũi ra ngoài có thể tạm thời làm giảm triệu chứng nghẹt mũi. Vào lúc mới bắt đầu cảm hoặc phần lớn thời gian bị nóng khan, nước mũi sẽ chảy ra nhiều. Việc hỉ mũi sẽ giúp ngăn chặn nước mũi đông đặc lại và chảy từ lỗ mũi ra ngoài. Tuy nhiên ở giai đoạn sau của cảm cúm và nếu có viêm xoang, lượng rỉ mũi đông lại sẽ dày, dính cứng hơn và khó làm sạch hơn.
Đối với những đứa trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ vốn chưa biết cách hỉ mũi, chúng thường sẽ hút ngược nước mũi, rỉ mũi trở lại hoặc cứ mặc cho nước mũi chảy dần dần ra ngoài. Việc giữ các chất nhầy này (thay vì hỉ ra ngoài) được cho là sẽ duy trì trạng thái kích ứng, làm cho mũi tiếp tục sưng lên trong vài tuần hoặc lâu hơn nữa. Nguyên nhân là do nước mũi cứ tồn đọng trong đó sẽ là ngôi nhà lý tưởng của vi khuẩn sinh sôi, đồng thời ngăn chặn quá trình lông mũi di chuyển theo chất nhầy để làm sạch mũi cùng các chất gây kích ứng.
Bên cạnh đó, lượng lớn chất nhầy trong mũi có nhiều khả năng được chuyển xuống họng thay vì chảy ra từ lỗ mũi như nó phải làm, dẫn tới việc viêm luôn họng và có thể gây ho, Đây chính là nguyên nhân phổ biến của việc những cơn họ kéo dài luôn ập đến sau khi bị nhiễm siêu vi, sốt cao. Bởi thế, người ta cho rằng nên khuyến khích người ta hỉ mũi để loại bỏ những chất nhầy, nước mũi cùng những loại tác nhân gây hại.
Nguy cơ hỉ mũi quá nhiều hoặc quá mạnh gây nguy hiểm là khá hiếm. Mặc dù vậy nhưng vẫn có một số trường hợp được ghi nhận lại trong y điển cho thấy có người do hỉ mũi quá mạnh, tạo áp lực quá lớn dẫn tới bị tổn thương. Hầu hết các trường hợp này thường là những người bị viêm xoang mãn tính hoặc có sẵn những điểm yếu trong cấu trúc mũi. Và một số chấn thương do hỉ mũi quá mạnh có thể xảy ra là gãy xương dáy mắt, không khí bị ép vào mô giữa 2 thùy phổi và thậm chí là vỡ thực quản - chiếc ống gởi thức ăn tới dạ dày.
Và những người mắc viêm xong mãn tính có xu hướng tạo ra nhiều áp lực hơn so với những người không gặp vấn đề về mũi. Khảo sát cho thấy áp lực mà họ tạo ra khi hỉ mũi có thể lên tới 9.130 pascal. Mặt khác, họ cũng có thói quen chặn cả 2 mũi khi hỉ để tạo ra áp lực cao hơn nhiều so với khi hỉ bằng 1 lỗ mũi với mục đích đẩy được nước mũi ra nhiều hơn.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã si sánh áp lực tạo ra khi hỉ mũi, ho và hắt hơi. Kết quả cho thấy áp lực tạo ra khi hỉ mũi cao gấp gần 10 lần so với 2 hoạt động còn lại. Tuy nhiên nghiêm trọng hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có chất nhầy từ mũi trong xoang sau khi hỉ mũi với lực mạnh. Theo họ, đây có thể là cơ chế khiến xoang bị nhiễm trùng nặng hơn, làm phức tạp thêm tình hình cảm lạnh, do lượng lớn vi khuẩn sẽ đi theo lượng chất nhầy này vào xoang. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa tìm dược bằng chứng củng cố cho kết luận này.
Bởi thế, công bằng mà nói thì việc hỉ mũi nhiều lần với cường độ lớn có thể đem tới nhiều rủi ro hơn là lợi ích dù đây có vẻ như là một cách phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chứng nghẹt mũi. Vậy có cách nào thay thế trong việc giảm triệu chứng nghẹt mũi? Tất nhiên là chúng ta có thể tìm tới sự trợ giúp của những loại thuốc uống hoặc dạng xịt. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm cho các mạch máu bị giãn nở trong niêm mạc mũi được co lại, từ đó giảm lượng chất nhầy sinh ra.
Còn thuốc xịt trước đây đã được chỉ ra làm giúp giảm nhu cầu dùng thuốc uống khi nghẹt mũi, đồng thời có hiệu quả làm sạch chất nhầy, đồng thời tăng cường hiệu quả làm việc của lớp lông mũi. Ngoài ra còn có một thủ thuật khác là rửa bằng nước muối vốn cần sự trợ giúp của các bác sĩ và thiết bị chuyên dụng, trong đó sẽ dùng nước muối để phun vào làm sạch các chất nhầy cũng như rỉ mũi trong khoang mũi và xoang. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng cách làm này có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm tai giữa cấp tính.
