Header ads

Header ads
» » [Bạn có biết?] Các vụ thâu tóm tốn nhiều tiền nhất của Google từ 2006 đến nay

Google kỷ niệm 20 năm thành lập, anh ý cũng đã trải quá đủ các biến cố thăng trầm từ 1 trang web tìm kiếm chật vật chiến đấu cạnh tranh với Yahoo hay AOL để rồi giờ trở thành 1 công cụ tìm kiếm thông dụng nhất thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, Google cũng áp dụng phương pháp rất phổ biến là thâu tóm các công ty nhỏ hoặc các đối thủ khác để dần hoàn thiện mình. Tính từ thời điểm 2006 khi thương vụ thâu tóm Youtube gây shock rất nhiều người vào thời điểm đó và tới giờ Google đã tiến hành đến gần 200 vụ thâu tóm. Dưới đây là tổng hợp các thương vụ lớn nhất, đình đám nhất và cả bom xịt nhất của Google, mời các bạn xem.

Trong số gần 200 thương vụ thâu tóm này có 6 vụ có trị giá hơn 1 tỷ đô, đó là vụ ôm bom Motorola Mobility với giá 12.5 tỷ đô vào năm 2012 để rồi sau đó bán cho Lenovo 1 cách kỳ quặc vào năm 2014 với giá còn ít hơn 1/4 so với giá mua ban đầu, mua 12.5 tỷ đô bán 2.9 tỷ đô, đúng chất dân chơi mua cho vui và mình thích thì mình bán thôi :O ; Nest Labs, công ty khởi nghiệp về IoT (3.2 tỷ đô, 2014); Double Click, nhà cung cấp giải pháp marketing (3.1 tỷ đô, 2007); Youtube, thôi khỏi giới thiệu (1,7 tỷ đô, 2006); Waze, ứng dụng dò đường (1.15 tỷ đô, 2013); 1 phần của HTC Pixel Smartphone Division với giá 1,1 tỷ đô ngay gần đây.

Đang tải Google Acquisitions.jpg…
Bảng tổng hợp các vụ thâu tóm của Google từ trước đến giờ

Dưới đây là 11 thương vụ thâu tóm lớn nhất của Google từ năm 2006:

1. Motorola Mobility, 12.5 tỷ đô, 2012: Hiện vẫn là thương vụ tỷ đô đắt giá nhất của hãng, ngoài việc mở đường truy cập hàng nghìn bằng sáng chế của Motorola thì đây cũng là một cách Google mong muốn giúp ổn định tương lai của hệ sinh thái Android bằng việc tận dụng khả năng làm điện thoại của Motorola.

2. Nest Labs, 3,2 tỷ đô, 2014: đánh dấu bước tiến của Google vào lĩnh vực internet of things IoT, với việc thâu tóm nhà sản xuất các linh kiện cảm biến nhiệt và cảnh báo khói này hãng sẽ có thêm nhiều cơ hội để mở rộng khả năng của hệ sinh thái Android hơn.

3. DoubleClick, 3.1 tỷ đô, 2007: Thỏa thuận này đã mang lại cho Google một chỗ đứng trong ngành quảng cáo, cho phép công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán các quảng cáo được lập trình thông qua kênh quảng cáo của riêng mình.

4. Youtube, 1,7 tỷ đô, 2006: Có thể coi đây là 1 bước tiến siêu thông minh của Google để chuyển từ các quảng cáo trong công cụ tìm kiếm hiện có thành các quảng cáo gắn thêm vào các đoạn video đã, đang và sẽ vấn được chia sẻ đều đều trên mạng.

5. Waze, 1,15 tỷ đô, 2013: Mua lại Waze cũng là 1 cách nâng cấp thêm các chức năng mà Google Maps chưa có vào thời điểm đó như khả năng dự đoán chính xác khoảng thời gian sẽ cần cho việc di chuyển hay tuyến đường đi nào là phù hợp nhất.

6. HTC Pixel Smartphone Division, 1.1 tỷ đô, 2017: được coi là 1 cú thúc vào lưng của nền tảng Android, giúp Google có thể can thiệp sâu hơn vào các bước phát triển phần cứng của các thiết bị chạy Android để chống lại iOS.

7. AdMob, 750 triệu đô, 2009:
được mua để giúp hãng phát triển mạnh hơn mảng quảng cáo trên các thiết bị di động.

8. ITA Software, 700 triệu đô, 2011:
được mua để hãng có thể mở rộng khả năng tìm kiếm liên quan đến ngành hàng không và làm nền cho Google Flight Search sau này.

9. DeepMind, 650 triệu đô, 2014:
đây là bước tiến của Google vào 1 mảng mới, mảng liên quan đến AI, đúng cách cái gì chưa biết thì bỏ tiền ra mua để tận dụng các khả năng và kinh nghiệm sẵn có về deep learning của DeepMind luôn.

10. Postini, 625 triệu đô, 2007:
là một công ty khởi nghiệp về bảo mật trong truyền tin, trước đó Google đã sử dụng công nghệ của hãng này để lọc spam trong Gmail, chắc sau này thấy ngon lành nên tiện tay... mua luôn về cho gọn.

11. Apigee, 625 triệu đô, 2016:
được mua để giúp hãng mở rộng các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp và các dịch vụ trên cloud của hãng.

Tổng kết lại là anh Gúc đã chi đến 26 tỷ đô cho 11 thương vụ lớn nhất, và các thương vụ này đều mang đậm nét định hướng của Google theo thời gian, từ Adtech trong những năm cuối của thập kỉ đầu tiên thế kỷ 21 chuyển hướng sang các thiết bị di động và rồi AI trong thập kỷ này. Hãy cùng xem anh Gúc, hay đúng hơn giờ nên gọi là Alphabet sẽ tận dụng các nguồn lực khủng này để phát triển ngon lành hơn, đem lại nhiều trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Tham khảo Wired
Ảnh CNBC
 



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCOxeYcvZPGf-mGLYSl_1LuA/videos
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn