màu sắc trông có vẻ bình thường. Cách mà não bộ thích nghi với các điều kiện chiếu sáng như vậy đã được các máy ảnh kỹ thuật số tái hiện qua chức năng (tự động) cân bằng trắng.
Màu sắc nhìn thấy được là gì?
Ánh sáng có thể nhìn thấy được là một loại sóng điện từ. Hẳn là sẽ chẳng có gì đáng chú ý, nếu nó không làm cho mắt chúng ta phải điều tiết theo. Mắt người giống như chiếc ăng-ten máy thu thanh, trừ việc nhạy bén với một dải tần số khác nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng trong phạm vi bước sóng khoảng 380nm đến xấp xỉ 700nm. Dải bước sóng đó được gọi là phổ màu có thể nhìn thấy và được bao bọc bởi tia cực tím và tia hồng ngoại.
Mô tả về các màu sắc mắt người có thể nhìn thấy dựa vào tỉ lệ các màu cơ bản Đỏ, Lam và Lục cần thiết để có được cùng cảm nhận thị giác. Qua năm tháng, một số hệ thống đo màu, phương thức sắp xếp và xác định màu sắc bằng những thuộc tính đặc trưng, đã được triển khai. Đồ thị kết tủa màu được phát triển vào năm 1931, do Uỷ Hội Quốc Tế về Chiếu Sáng (CIE, từ tiếng Pháp : Comission Internationale pour l'Éclairage) là một công cụ vẫn đang được sử dụng rộng rãi khi nói đến các không gian màu.
Theo biểu đồ kết minh hoạ màu CIE (CIE chromaticity diagram 1931) dành cho hệ thống màu XYZ, một tập hợp các điểm (quỹ tích) có thể xác định, mô tả màu sắc nhìn thấy được của một vật thể đen toả nhiệt (một đối tượng màu đen không phản chiếu). Đường cong hình thành bởi những điểm như thế được gọi là quỹ tích Planck.
Bằng cách sử dụng các giá trị từ màu sắc trùng với đồ thị, ta có thể vẽ thành không gian ba chiều vị trí tất cả các màu trong phổ màu, có lượng màu Đỏ, Lam và Lục trên ba trục tương ứng. Điểm gốc (0) là điểm đen ở đó không có màu Đỏ, Lam và Lục.
Dãy màu trong nhiếp ảnh
Trong nhiếp ảnh, dãy màu của các nguồn sáng rất rộng. Hãy nghĩ đến ánh sáng vào một buổi chiều tà, hoặc một bầu trời u ám, hoặc một bóng đèn halogen. Nhờ vào cái được gọi là cân bằng trắng mà việc bù thêm màu cho nguồn sáng có thể được áp dụng sao đó để cuối cùng ảnh chụp sẽ trông giống như chủ thể được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng của mặt trời (tương đương khoảng 5200 - 6000K). Dĩ nhiên có những trường hợp như chụp đèn nê-ông hay pháo hoa, hoặc để có những hiệu ứng nhiếp ảnh đặc biệt, người ta sẽ chủ động giữ lại hoàn toàn, hoặc một phần màu của nguồn sáng đó.
Đọc tiếp: https://tinhte.vn/threads/hoc-chup-...u-thuat-phoi-mau-hai-hoa-dave-morrow.2678431/
[Học chụp ảnh] Màu sắc cơ bản & Thủ thuật phối màu hài hoà - Dave Morrow
Có khi nào anh em tự hỏi tại sao 3 màu chính trong nhiếp ảnh là: RGB (red - green - blue) không?
Có câu "Ở đâu có ánh sáng thì ở đó có màu sắc", màu sắc được xem là "con đẻ" của ánh sáng. Hãy cùng Dave Morrow tìm hiểu cơ bản. Dave Morrow đã tạo...
tinhte.vn