khoa học tại đại học Illinois, Chicago đã thành công trong việc tạo ra pin lithium-CO2 có thể sạc và tiếp tục sử dụng sau khi hết năng lượng. Hiện tại, những cục pin lithium-CO2 được phát triển đã có thể sạc và xả tối đa 500 lần. Dĩ nhiên ngần đó là chưa đủ để thương mại hóa, nhưng hoàn toàn có thể cải thiện hiệu năng và khả năng hoạt động để tạo ra những cục pin có dung lượng cao hơn công nghệ lithium-ion hiện tại. Con số hiệu quả gấp 7 lần không chỉ nói về dung lượng, mà còn cả về tuổi thọ pin và những yếu tố khác nữa.
Vậy tại sao vì hiệu quả cao như vậy mà lithium-CO2 vẫn chưa thay thế lithium-ion? Vấn đề nằm ngay ở cơ chế vận hành của dạng pin này. Khi hoạt động, cục pin sẽ tạo ra lithium carbonate và carbon. Khi cấp nguồn để sạc cho pin, lithium carbonate sẽ được tạo ra để tiếp tục cấp năng lượng cho lần hoạt động kế tiếp, nhưng bù lại carbon cũng sẽ hình thành nhiều lên và chèn lên những tấm xúc tác, và vì carbon dẫn điện, chúng cũng tự khiến pin tự động xả dù không sử dụng. Dần dần, lớp carbon tạo ra trong quá trình nạp xả khiến pin mất khả năng làm việc. Trước đây các nhà khoa học chưa tìm được câu trả lời cho vấn đề này, khiến công nghệ pin đầy tiềm năng chưa thực sự hấp dẫn.
Để giải quyết vấn đề này, phó giáo sư Amin Salehi-Khojin cùng các cộng sự dùng molybdenum disulfite để làm xúc tác cho cực âm của pin, từ đó giúp quá trình chuyển hóa lithium carbonate và carbon hiệu quả hơn, tránh tạo ra lớp carbon không mong muốn, ảnh hưởng tới tuổi thọ pin. Phó giáo sư Salehi-Khojin cho biết: "Công nghệ kết hợp vật liệu của chúng tôi giúp tạo ra những pin lithium-CO2 hiệu quả và sử dụng được lâu hơn, từ đó có thể dùng trong những hệ thống dự trữ năng lượng." Công trình nghiên cứu này được Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ cấp vốn, và được Sở năng lượng Mỹ hỗ trợ.
Đại học Illinois phát triển được pin lithium-CO2, hiệu quả gấp 7 lần pin Li-ion thông thường
Theo Science Daily