đèn thông minh như thế nào, có nên lắp hay không, nên lắp loại nào cho những căn nhà mới xây / mới bàn giao. Trong bài này mình chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc dùng đèn thông minh làm đèn chính (không bàn tới việc dùng làm đèn trang trí, cái đó dễ quá rồi). Mời anh em tham khảo trước để chọn được giải pháp chiếu sáng ngon lành, không bị phí tiền.
Đèn thông minh vs công tắc thông minh?
Có 2 lựa chọn:
1. Bạn sử dụng đèn như bình thường, tức loại không có kết nối Internet hay bất kì kết nối nào khác, hay gọi vui là stupid light. Lúc đó bạn sẽ tất bật từ xa hay ra lệnh giọng nói này kia thông qua công tắc thông minh gắn trên tường. Cách này thì:
2. Bạn dùng công tắc bình thường, và bóng đèn của bạn là loại smart đúng nghĩa, có thể kết nối vào Internet hoặc dùng ZigBee để nối vào cục trung tâm (rồi từ cục trung tâm đi ra Internet, như các bóng Philips chẳng hạn). Cách này thì:
Ban đầu mình dự tính đi theo phương án số 2 cho căn nhà chung cư của mình, nhưng do độ dày trần thạch cao không đủ để lắp nên mình đành phải đi theo cách số 1. Mình sẽ nói kĩ hơn về vụ này ở bên dưới.
Mà chia sẻ luôn với anh em là ít khi nào chúng ta cần đổi màu đèn lắm, chủ yếu đổi giữa đèn trắng - vàng - vàng nắng mà thôi. Việc đổi sang đèn màu đỏ, tím, xanh... chỉ trong một số trường hợp ít thôi nên anh em nhớ cân nhắc vụ này. Các loại bóng có thể đổi 16 triệu màu thường đắt hơn so với đèn chỉ đổi giữa tông trắng với vàng.
Để ý trần thạch cao trước khi mua đèn
Hiện tại đèn thông minh có 3 loại:
Đèn trần thì không có nhiều thứ để cân nhắc, cứ mua về gắn vào giữa phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc là xong thôi. Hai loại kia mới nhức đầu.
Đèn bóng để gắn lên trần thì cần lon đèn, mà nếu trần thạch cao của bạn không đủ dày để gắn lon đèn thì xem như thua. Khi đó bạn phải chuyển sang dùng đèn mỏng hơn, là loại downlight.
Tuy nhiên, căn hộ của mình thậm chí trần thạch cao cũng không đủ để gắn đèn smart downlight luôn. Cái bóng đèn Xiaomi Philips Downlight (hình trên) mình tính mua có độ dày là 8cm, trong khi trần nhà do chủ đầu tư làm sẵn thì chỉ chứa được đèn tối đa 5cm mà thôi. Thế nên mình buộc phải dùng đèn downlight không có kết nối Internet (đội thi công của mình mua đèn MPE cho mình, mình thấy cũng ok nên chơi luôn).
Để biết được trần thạch cao nhà mình có thể dùng với độ dày đèn bao nhiêu, bạn có thể nhờ thợ lắp đèn khoét một lỗ nhỏ để đo thử. Và bạn phải làm chuyện đó trước khi quyết định chọn mua đèn, chứ không thôi mua về không vừa thì tiêu.
Nếu bạn thi công trần thạch cao từ đầu thì không sao, bạn có thể tùy ý chọn độ dày, lúc đó thì không có gì phải lo.
Độ sáng / công suất bao nhiêu?
Các bóng đèn thông minh hiện tại có công suất chủ yếu vào khoảng 9-10W / bóng, cũng bằng với bóng đèn bình thường. Phòng khách của mình rộng khoảng 20 mét vuông, mình dùng 6 đèn downlight là đủ sáng (chưa tính 2 đèn ở khu bếp gần với phòng khách). Và bởi vì mình thích nhà cửa sáng sủa nên mình mua loại đèn downlight tới 12W lận, giá cao hơn tầm vài chục nghìn / bóng thôi nhưng sáng sủa hơn hẳn. Bóng 12W mà có kết nối Wi-Fi thì hơi khó kiếm đấy.
Ngoài ra phòng khách của mình còn có 1 cái đèn trần Yeelight kết nối Wi-Fi nữa để điều chỉnh giữa tông trắng và vàng tùy thời điểm trong ngày.
Riêng trong phòng làm việc của mình thì tuy diện tích nhỏ, mình ước tính chỉ tầm 15 mét vuông thôi, nhưng mình chơi 4 đèn 12W 1 đèn Yeelight 56W cho chắc ăn để lúc mình quay phim chụp hình cho nó đủ sáng.
Có sợ Wi-Fi bị quá tải không?
Các router Wi-Fi cấu hình thấp, ví dụ loại mà nhà mạng hay gắn cho bạn, thường sẽ bị quá tải khi có quá nhiều thiết bị kết nối vào. Mà nếu bạn chơi đồ smarthome thì cả chục thiết bị kết nối vào là bình thường, lúc đó kết nối sẽ thiếu ổn định, hay rớt, tốc độ chậm, không phản hồi... Khi ấy không chỉ thiết bị smarthome bị ảnh hưởng mà cả máy tính, điện thoại, TV... của bạn cũng gặp vấn đề.
Mình có đi hỏi @Trung Dt về kinh nghiệm mua router thì bác ấy bảo mình mua loại nào có RAM lớn lớn chút, từ 256MB trở lên, nếu có loại 512MB thì càng tốt. Thông tin về RAM của router anh em có thể dễ dàng tìm trên Google bằng cách gõ tên router kèm thêm chữ RAM. Hiện tại mình đã mua con Linksys EA7500, để dùng một thời gian rồi share tiếp với anh em.
Mình chưa từng dùng Wi-Fi mesh nên không rành, nghe bảo ổn định và ngon lành lắm, anh em nào rành thì chia sẻ nhé.
Riêng với loại bóng đèn kết nối thông qua hub trung tâm, ví dụ bóng Philips Hue, thì bạn không cần lo vụ quá tải vì thực ra chỉ đang có một thiết bị kết nối vào Wi-Fi trong nhà mà thôi (là cái hub). Bóng đèn thì tụi nó nói chuyện bằng kết nối ZigBee với hub rồi.
Tóm lại mấy thứ sau:
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: https://www.youtube.com/channel/UCAJ8Zn9hgWCefbt65CP0cSQ/videos
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

Topics: