Robert Frank, một trong những nhiếp ảnh gia có sức ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Ông là người có phong cách biểu cảm trực quan và mang đậm tính cá nhân. Phong cách của Frank là dấu mốc trong việc thay đổi tiến trình chụp ảnh tư liệu. Ông vừa qua đời thứ hai vừa rồi tại Inverness, Nova Scotia, hưởng thọ 94 tuổi.
Frank sinh tại Thuỵ Sĩ và năm 23 tuổi, ông tới New York với tư cách là một người tị nạn nghệ thuật. Ông coi mình là người không đem lại giá trị gì nhiều cho đất nước mình. Ông được biết tới nhiều nhất qua cuốn sách đầy tính đột phát "The Americans", một tác phẩm tuyệt vời gồm những bức ảnh đen trắng được chụp từ những chuyến đi xuyên quốc gia từ giữa thập kỉ 50 và phát hành vào năm 1959.
"The Americans" đã thách thức những công thức có từ trước về ảnh báo chí, đó là những bức ảnh sắc nét, ánh sáng đẹp, cổ điển, cho dù là chụp ở chiến trường, ở quê hương hay là hình ảnh các ngôi sao điện ảnh khi nhàn rỗi. Những bức ảnh của Frank về những cá nhân đơn độc, những cặp đôi tuổi teen, những nhóm người ở đám tang hay những kẻ phá hoại văn hoá, là những tấm hình đầy chất điện ảnh, xa lạ và sắc sảo như những tin truyền hình đầu tiên của thời kỳ này.
Tuy nhiên, ban đầu, những hình ảnh của ông không được công nhận. Tạp chí Popular Photography nói rằng những tấm hình của ông mờ nhạt, quá nhiễu, đường chân trời cong vênh,... Họ bình luận Mr. Frank là người đàn ông vô cảm, ghét đất nước đã đón nhận mình.
Cuốn sách ảnh được cho là bản cáo trạng về xã hội Mỹ, tước đi tầm nhìn hoàn hảo về đất nước này và sự lạc quan, tươi đẹp mà các tạp chí, phim ảnh hay truyền hình đã đưa trước đây. Nhưng cốt lõi của những chỉ trích xã hội mà ông muốn hướng đến là ý tưởng tìm kiếm và tôn vinh những gì đúng và tốt đẹp nhất về Hoa Kỳ.
Những tấm snapshot đầy tính thẩm mỹ
Robert Frank có thể được coi là cha đẻ của những tấm snapshot đầy tính thẩm mỹ vào cuối những năm 60. Đó là cách chụp đầy tính cá nhân, tìm kiếm ánh nhìn và cảm xúc tự nhiên trong một khoảnh khắc chân thực. Những bức ảnh đã để lại ảnh hưởng sâu sắc tới cách mà các nhiếp ảnh gia tiếp cận, không chỉ là chủ thể mà còn là cả khung hình.
Lúc đầu, ông rất ngưỡng mộ Henri Cartier-Bresson, người đồng sáng lập hãng ảnh Magnum năm 1947 và có những bức ảnh đặt ra tiêu chuẩn cho nhiều thế hệ phóng viên ảnh sau đó. Tuy nhiên, Frank sau này lại phủ nhận những tấm ảnh của Cartier-Bresson. Ông nói rằng chúng không đủ căn cứ để đại diện cho các phóng sự ảnh. Ông tin rằng phóng sự ảnh đã đơn giản hoá thế giới này, chỉ đưa ra câu chuyện với mở đầu và kết thúc. Frank bị cuốn hút hơn bởi những bức tranh của Edward Hopper.
Frank sau đó lọt vào mắt xanh của Alexey Brodovitch, đạo diễn nghệ thuật huyền thoại. Ông đã giao cho Frank làm các công việc cho tạp chí Harper's Bazaar. 10 năm tiếp theo, nhiếp ảnh gia lần lượt làm cho Fortune, Life, Look, McCall's, Vogue và Ladies Home Journal. Không chỉ dừng lại với nhiếp ảnh, Robert Frank còn làm phim và cùng những nhà làm phim độc lập khác thành lập nhóm New American Cinema.
"New York City, 7 Bleecker Street," September, 1993. Robert Frank, Pace/MacGill Gallery, New York
"San Francisco," 1956. (Từ "The Americans.") Robert Frank, via Pace/MacGill Gallery, New York
Robert Frank, cây đại thụ của nhiếp ảnh tư liệu, qua đời ở tuổi 94
"Trolley — New Orleans," 1955. Robert Frank, Pace/MacGill Gallery, New York
"View From Hotel Window - Butte, Montana," 1956. Robert Frank, Pace/MacGill Gallery, New York
Sách ảnh "The Americans" được xuất bản vào năm 1959
"Charleston, South Carolina," 1955. (Từ "The Americans.") Robert Frank, via Pace/MacGill Gallery, New York
"Movie premiere, Hollywood," 1955. (Từ "The Americans.") Robert Frank, via Pace/MacGill Gallery, New York
'Chattanooga, Tennessee', 1955. Robert Frank.
'Political rally—Chicago', 1956. Robert Frank.