OxyContin, loại thuốc giảm đau được cho là nguyên nhân của vấn nạn lạm dụng thuốc giảm đau ở Mỹ đã vừa đệ đơn xin phá sản. Tuy nhiên đây không phải là do không có tiền để chi trả cho hơn 2,600 đơn kiện khắp nơi trên nước Mỹ là vụ xin phá sản này được cho là 1 chiêu kim thiền thoát xác để hãng dược phẩm Purdue tự bảo vệ công ty mẹ khỏi bị thiệt hại hơn về kinh tế mà thôi.
Theo thỏa thuận của Purdue Pharma với 24 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ thì họ sẽ được phép phá sản, công ty này sẽ chuyển đổi thành 1 tổ chức phục vụ lợi ích công cộng để giúp giảm thiểu tác hại của vấn nạn lạm dụng chất gây nghiện. Nếu phá sản thành công thì coi như hãng này sẽ đạt được thỏa thuận hòa giải với các vụ kiện mình nhắc đến phía trên.
Nhưng không phải muốn là được bởi dự kiến các bang còn lại sẽ phản đối để Purdue Pharma sẽ phải hoàn thành việc đền bù cho hơn 2600 vụ kiện cũng như các nghĩa vụ khác cho các bang. Đội phản đối cho rằng chiêu phá sản này sẽ giúp cho công ty mẹ của Purdue Pharma là nhà Sackler, một trong những gia tộc giàu có nhất nước Mỹ, thoát khỏi những gánh nặng về sau, kiểu như chỉ mất 1 lần đau, phá sản và bỏ 3 tỷ đô để đền bù cho các nạn nhân trong vòng 7 năm tới là xong. Các bang lớn trong đội phản đối có thể kể đến như Massachusetts, New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, California, Illinois, New Mexico, Virginia, North Carolina... đều có cùng 1 ý định đó là kiện thẳng Sacklers chứ không chỉ kiện Purdue Pharma bởi theo họ chính tập đoàn này mới là người chịu trách nghiệm chính. Còn với các bang đồng ý cho phá sản thì lý do họ đưa ra là để có thể chắc chắn nắm trong tay khoản tiền đền bù mà Sacklers đã đề nghị, chứ không biết sau này chẳng may có vấn đề gì thì có khi chẳng nhận được đồng nào.
Trước đó những công ty có liên quan dù mồm phản đối phán quyết nhưng vẫn chịu nộp tiền phạt như Johnson & Johnson trong bài mình nói đợt trước. Nếu các bang phản đối thành công thì chắc chắn nhà Sacklers sẽ phải tốn tiền hơn rất nhiều là 3 tỷ đô và các công ty liên quan để đền bù cho các bị đơn.
PS: Ảnh cover là hình 1 chiếc thìa bị bẻ cong ở cửa chính của Purdue Pharma, thể hiện việc liều thuốc cho bệnh nhân đã bị bẻ cong, lệch đi mục đích chữa trị vốn có.
Hãng dược phẩm liên quan chính đến vấn nạn lạm dụng chất gây nghiện ở Mỹ đệ đơn xin phá sản
Tham khảo New York Times