khoa học tại trung tâm nghiên cứu khoa học (CNRS), thuộc đại học Grenoble Alpes Pháp và đại học San Diego, Mỹ đã phát triển và đăng ký bản quyền một chất liệu dẻo, có thể co giãn. Chất liệu này cho phép biến mồ hôi trên da người trở thành điện. Hiện giờ những thử nghiệm của các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã tạo ra được một lớp phim mỏng dán trên da, tạo ra điện năng đủ sức thắp sáng một bóng đèn LED nhỏ mà không bị ngắt quãng. Vẫn còn rất nhiều điều mà họ phải làm, nhưng đây là một hướng nghiên cứu cực kỳ tiềm năng cho các thiết bị đeo thông minh như smartwatch hay smartband, có thể cấp nguồn điện hoặc sạc pin nhờ chính cơ thể con người.
Công nghệ của CNRS và đại học San Diego hoạt động như thế này, chất liệu co giãn được tạo ra từ carbon nanotube, vài loại polymer liên kết ngang, vài loại emzyme, và chúng được kết nối với nhau bằng cầu nối co giãn. Chất liệu này khi dán lên da sẽ tạo ra điện năng thông qua sự thiếu hụt oxy nơi nó tiếp xúc với da, và sự oxy hóa của lactic acid trong mồ hôi. Dòng điện này sau đó được đưa qua biến áp để đủ sức thắp sáng bóng đèn LED. Theo các nhà khoa học, công nghệ này tương đối rẻ về mặt kinh tế, khi đắt nhất chính là việc sản xuất ra enzyme xử lý các chất hóa học trong mồ hôi để biến nó thành dòng điện.
Tạo ra nguyên liệu sinh học tạo điện năng từ mồ hôi, có thể ứng dụng cho smartwatch
Theo Phys.org