Voyager 1 cách đây 7 năm, tàu thăm dò Voyager 2 cũng đã rời khỏi nhật quyển, bay vào vùng không gian liên sao. Voyager 2 được phóng trước Voyager 1 vài tuần vào năm 1977 nhưng có lẽ trang thiết bị của nó bền hơn so với Voyager 1 nên các nhà khoa học tại NASA đã có thể theo dõi sự chuyển dịch của nó từ ranh giới nhật quyền sang môi trường liên sao.
2 tàu thăm dò Voyager có thiết kế y hệt nhau nhưng đường đi của chúng xuyên qua hệ Mặt Trời khác nhau. Theo giải thích của NASA thì Voyager 1 và 2 đã khai thác lợi thế của Grand Tour - một thời điểm 175 năm mới có một lần khi Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (thời điểm đó vẫn được công nhận là một hành tinh) nằm ở các vị trí phù hợp, tạo lực hấp dẫn giúp con tàu đạt được quỹ đạo mong muốn và có thể bay cắt qua nhiều hành tinh. Nhờ đó Voyager 1 đã ghé thăm và được trợ lực hấp dẫn từ Mộc Tinh và Thổ Tinh trước khi lao đến rìa hệ Mặt Trời.
Khi Voyager 1 tiến đến ranh giới là nhật quyển thì máy dò quang phổ plasma của nó đã hỏng. Điều này khiến giới chuyên môn tranh luận về thời điểm chính xác con tàu rời khỏi nhật quyển. Do đó khi có sự chuyển dịch từ plasma ấm sang plasma lạnh, mật độ dày hơn của môi trường liên sao thì khí cụ trên Voyager 1 không đo được và phải nhờ đến các khí cụ đo electron và sự thay đổi của từ trường mới xác nhận con tàu đã ở không gian liên sao.
Voyager 2 trong khi đó vẫn gởi dữ liệu về khi nó vượt ranh giới nhật quyển, máy đo plasma của nó vẫn hoạt động. Sự chuyển dịch này xảy ra gần một năm trước, tháng 11 năm 2018 và thời điểm này trùng hợp với những gì các nhà khoa học kỳ vọng. Khi Voyager 2 vượt nhật quyển vào vùng không gian liên sao thì nó đã phát hiện mật độ plasma tăng cao đến 20 lần.
NASA xác nhận Voyager 2 đã rời nhật quyển, vào không gian liên sao sau hành trình 42 năm
Theo: ExtremeTech