chống ồn người dùng thường chỉ biết đến Bose, Sennheiser, thế nhưng ngày nay, nói đến tai nghe chống ồn, cái tên đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến có lẽ là Sony. Kết thúc năm 2019, Sony có hàng loạt mẫu tai nghe chống ồn với nhiều kiểu dáng, tính năng và mức giá dàn trải. Nổi bật trong số đó là bộ 3 WH-1000XM3, WI-1000XM2 và WF-1000XM3 mà mình sẽ chia sẻ với anh em trong bài viết hôm nay
Sở dĩ mình chia sẻ với ae về bộ 3 này vì đây là bộ 3 sản phẩm đã theo mình suốt thời gian qua. Nhiều ae có thể cảm thấy khó hiểu vì sao lại sở hữu chi một lúc 3 tai nghe chống ồn làm gì. Thế nhưng cái gì cũng có cái lý của nó và không phải tự nhiên Sony lại dở hơi làm 3 mẫu như vậy. Thực tế sử dụng của mình đã chứng minh đôi lúc dùng em này sẽ hợp lý hơn em kia và thế là cuối cùng mình phải xuống tiền cho Sony tận 3 lần trong năm vừa qua.
Trước khi đi vào phần chính, mình sẽ chia sẻ với ae một vài thông tin thú vị về lịch sử đằng sau sự hình thành của dòng tai nghe chống ồn đang ngày càng trở nên thịnh hành này. Nguyên mẫu chiếc tai nghe chống ồn đầu tiên xuất hiện từ những năm 1950 do tiến sĩ Lawrence.J.Fogel tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu của ngành hàng không. Fogel được xem như là người đã phát minh ra công nghệ chống ồn chủ động. Đến năm 1978, với sự tham gia của Bose, tai nghe chống ồn được phát triển thêm để phục vụ cho mục đích quân sự và thể thao.
Tuy nhiên, có lẽ ae sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng chiếc tai nghe chống ồn đầu tiên dành cho người dùng phổ thông lại đến từ Sony, mẫu MRD-NC10 có giá thành khoảng 200$ được ra mắt vào năm 1995 . Sản phẩm mặc dù được đánh giá cao về chất lượng âm thanh cũng như khả năng chống ồn tại thời điểm ra mắt, thế nhưng gã khổng lồ Nhật Bản dường như không mấy mặn mà lắm với thị trường tai nghe chống ồn ở thời điểm bấy giờ. Đó cũng chính là nguyên nhân mà trong suốt khoảng thời gian gần 20 năm, người dùng hầu như chỉ biết đến các sản phẩm chống ồn của Bose với QC Series. Mãi đến tận 2016, Sony mới có màn trở lại ngoạn mục với loạt 3 sản phẩm: MDR-1000X, WI-1000X và WF-1000X. Kể từ lúc này, gió đã đổi chiều.
Có lẽ người người trong đó có cả bản thân mình cũng đặt ra câu hỏi vì sao Sony lại rề rà tận 2 thập kỷ mới quay trở lại cuộc chơi. Mình mạn phép đưa ra một số nhận định như sau: Tại thời điểm cho ra mắt MDR - NC10, nhu cầu di chuyển của con người chưa cao, các phương tiện như máy bay, tàu xe chưa phổ biến và còn đắt đỏ. Có thể ae chưa biết nhưng các tai nghe chống ồn của Bose ban đầu ra đời nhằm mục đích phục vụ cho các khách hàng ở khoang thương gia mà thôi. Ở thời điểm đó, mức giá 200$ cho một chiếc tai nghe chống ồn cũng rất cao so với mặt bằng chung, do đó nếu muốn chống ồn, có lẽ người ta sẽ lựa chọn mua một chiếc inear rồi nhét vào tai là xong.
Quay trở lại năm 2016, tại thời điểm đó, rõ ràng là mọi thứ đã đủ độ chín và lúc này kế hoạch cho ra mắt 3 sản phẩm chống ồn cùng lúc đã tạo gây được tiếng vang lớn và giành được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Cho đến thời điểm hiện tại, sau 4 năm, thực tế đã chứng minh việc cho ra mắt 3 sản phẩm với thiết kế, mức giá khác nhau của Sony là hoàn toàn đúng đắn, nó giúp người dùng dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình hơn bao giờ hết. Sau Sony, Bose phải vội vàng ra mắt QC30 để cạnh tranh với WI-1000X, các hãng âm thanh khác nhanh chóng tích hợp khả năng chống ồn lên các tai nghe true wireless của mình và ngày càng có nhiều hãng tham gia vào thị trường tai nghe chống ồn như Jabra, Beyerdynamic, Klipsch với các sản phẩm cùng phân khúc nhằm lật đổ ngôi vương của WH-1000XM3.
Về phần lí do vì sao mình lựa bộ ba sản phẩm của Sony trong xu thế tai nghe chống ồn hiện nay, mình có một số chia sẻ như sau
Sony WH-1000XM3
Đây là chiếc tai nghe over ear chống ồn đầu bảng của Sony và cũng là sản phẩm mình sử dụng nhiều nhất trong bộ 3. Là anh cả và cũng là sản phẩm duy nhất trải qua đủ 3 thế hệ cải tiến, từ XM1 đến XM3, chiếc tai nghe yêu thích của mình sở hữu công nghệ chống ồn vượt trội với chip QN1 trứ danh của Sony. Bên cạnh đó, WH-1000XM3 cũng là chiếc tai nghe duy nhất sở hữu hơn 20 chế độ chống ồn khác nhau có thể tinh chỉnh bằng app trên thiết bị động cùng các tính năng thú vị khác như Cân bằng áp suất buồng tai giúp ae có những chuyến bay thoải mái hơn.
Ngoài các tính năng hiện đại được tích hợp, mình kết nhất thiết kế của chiếc tai nghe. Vỏ ngoài với màu đen matte sang trọng với một số chi tiết màu đồng được điểm xuyết xen kẽ tạo chất premium đặc trưng cho WH1000XM3. Tuy chú trọng nhiều vào vẻ ngoài nhưng Sony vẫn không quên tạo ra một sản phẩm với trọng lượng vô cùng nhẹ, vẻn vẹn 255g, và cảm giác đeo vô cùng thoải mái trong thời gian dài. Một điểm đáng chú ý là thời lượng pin lên tới 30 tiếng với NC và 38 tiếng với NC Off.
Sony WH-1000XM3 là chiếc tai nghe được mình dùng mỗi ngày, khi làm việc ở nhà, khi lên trường hoặc trong các dịp du lịch, đặc biệt là trên các chuyến bay dài. Lí do chính là vì khả năng chống ồn mạnh mẽ cộng với thời lượng pin dài và sự êm ái mà chiếc tai nghe đem lại trong suốt chuyến đi. Chất âm của chiếc tai nghe trong trẻo, chi tiết, lịch sự và ít màu mè nên mình vừa có thể nghe tạp nhiêu loại nhạc lại không lo mệt tai.
Sony WF-1000XM3
Là em út trong bộ ba, WF-1000XM3 vẫn kế thừa toàn bộ tinh túy của đàn anh của mình vào thân thể "mi nhon" hơn. Tuy không có sự thay đổi nhiều trong các tính năng kỹ thuật nhưng WF1000XM3 chỉ sử dụng con chip QN1e, bản rút gọn của QN1 trên WH-1000XM3. Đây là quyết định dễ hiểu của Sony khi đây là sản phẩm nhỏ gọn nhắm đến sự gọn nhẹ và tiện lợi hơn. Nhưng không vì vậy mà trải nghiệm trên WF1000XM3 quá thua kém so với người anh cả.
So với các đối thủ khác trong cùng phân khúc như Apple Airpods, case và phụ kiện đi kèm của Sony luôn làm mình phải ngạc nhiên. Vẫn là hình mẫu thiết kế quen thuộc như trên WH-1000XM3, đen matte và chi tiết màu đồng đem lại cảm giác premium quen thuộc, hộp đựng có kích thước hơi to, một số ae khổ người lớn sẽ bị cộm túi nhưng vì khối lượng như "lông hồng" nên không gây vướng víu khi di chuyển hoặc sử dụng chỗ đông người như khi bạn phải chen lấn trên xe buýt.
Mình sử dụng WF-1000XM3 mỗi khi mình muốn đi vi vu với bạn bè mà không muốn cầm theo ba lô hay túi đựng khác. Mọi chuyện chỉ đơn giản là cầm WF lên và đi. So với WH-1000XM3, chất âm của người em út có phần lép vế hơn khi nhắc đến khả năng kiểm soát và độ extend của hai dải trầm và cao. Tuy nhiên, điều này không tạo ra khác biệt quá lớn khi bạn sử dụng WF-1000XM3 để stream nhạc ở định dạng lossy hay đàm thoại bình thường.
Sony WI-1000XM2
Đây là sự cập nhật mới nhất của Sony cho bộ ba sản phẩm tai nghe chống ồn của mình. Có nhiều vấn đề khiến mình thắc mắc xoay quanh thời điểm ra mắt cũng như cách đặt tên của hãng nhưng độ hài lòng về sản phẩm của mình vẫn rất cao. Tuy thiết kế neckband của WI-1000XM2 hơi khác người so với xu hướng True Wireless hiện tại nhưng hiệu năng phần cứng sẽ khiến bạn phải ghé mắt. Là một chiếc tai nghe nhỏ gọn nhưng Sony lại trang bị chip chống ồn QN1 (không phải bản e như WF) cho chiếc tai nghe này cho phép nó trình diễn khả năng chống ồn rất tuyệt vời. Do sử dụng lại chip NC của WH1000XM3 nên ae không cần lo lắng mình bỏ lỡ những tính năng hay ho của WH khi chuyển sang sử dụng WI1000XM2.
Khác với phần đông các ae audio tinhte, mình thực sự yêu thiết kế neckband của WI1000XM2 hơn là True Wireless của WF1000XM3. Một trong các lí do đó là sự gọn nhẹ và tiện lợi, khi không cần sử dụng mình có thể tháo hai củ tai ra và đơn giản là để nó nằm trên vai hay ngực mà không cần phải rút case ra từ túi quần và nhét từng củ tai vào như trên WF. Do khổ người mình hơi to nên điều này gia tăng sự thoải mái khi sử dụng tai nghe NC trên phương tiện công cộng như xe buýt hay máy bay rất nhiều. Ngoài ra, Sony đã cải tiến thiết kế trong sản phẩm lần này của mình, không còn là một neckband cứng bị mọi người than phiền như WI đời đầu mà là neckband được làm từ nhựa dẻo vừa thoải mái vừa bền khi sử dụng thời gian dài. Điểm khiến mình hơi lo lắng là thời gian dùng pin chỉ có vẻn vẹn 10 tiếng đồng hồ nhưng chỉ cần mang theo pin dự phòng thì đây không phải là vấn đề to tát cho ae lắm.
Chất âm của WI-1000XM2 khác với hai người ae của nó. Vẫn là sự lịch thiệp, nhưng dải trung nịnh tai hơn kha khá nên sự trình diễn của các giọng ca vocal được nâng lên tầm cao mới. Mình đã loop Sợ Yêu của Thanh Hà gần nửa tiếng trên WI-1000XM2 mà vẫn chưa hết đã. Nhu cầu sử dụng WI-1000XM2 của mình rất giống với người em WF nhưng mình cũng tận dụng WI khi làm việc văn phòng vì tiện lợi khi giao tiếp hơn. Nhiều người hơi phản cảm và không thích khi mình dùng tay để kích hoạt chế độ ambient để giao tiếp trên WH-1000XM3 hay WF-1000XM3 nhưng với thiết kế neckband của WI-1000XM2 mình chỉ đơn giản là tháo tai ra và giao tiếp, rất tiện mà vẫn giữ được sự tôn trọng nên làm việc.
Tổng kết
Kết luận:
Sau quá trình sử dụng hơn nửa năm sử dụng bộ ba chống ồn của Sony, mình chắc chắn rằng đây sẽ là những lựa chọn phù hợp cho ae nào đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm chống ồn trong năm 2020 tới đây. Với ba dòng sản phẩm đa dạng, ae có thể dễ dàng tìm được một chiếc tai nghe như ý muốn: WH-1000XM3 với hiệu năng chống ồn vượt trội và chất âm lịch thiệp, WF-1000XM3 với sự nhỏ gọn tuyệt đối dành cho những ai tìm kiếm sự năng động và cuối cùng là WI-1000XM2, ông hoàng cho việc sử dụng văn phòng hằng ngày của ae.
Lựa chọn tai nghe chống ồn phù hợp trong bộ 3 Sony: WH-1000XM3, WF-1000XM3 và WI-1000XM3
Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com