Những anh em hay sử dụng các ứng dụng phát ra âm thanh thư giãn hoặc để đi sâu vào giấc ngủ thì hầu như anh em điều biết đến những âm thanh kiểu như: tiếng mưa rì rào, tiếng suối chảy, sóng biển hay tiếng sấm chớp nhẹ nhàng. Tại sao khi nghe những âm thanh đó chúng ta lại cảm thấy dễ chịu và đắm chìm vào giấc ngủ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn?
Một phần câu trả lời là cách não bộ phản ứng, diễn giải những tiếng ồn xung quanh – khi thức và cả khi ngủ - là có đe dọa hay không đe dọa.
(anh em vừa mở clip vừa đọc bài để có hiệu ứng tốt nhất nhé!!!)
"Những âm thanh chậm rãi, cho dù có bất thình lình vẫn được não chúng ta xếp loại 'không gây đe dọa', đó là lí do người ta dùng những âm thanh như vậy để khiến người khác trở nên bình tĩnh hơn" – Orfeu Buxton, giáo sư sức khỏe sinh học của Đại học Bang Pennsylvania.
Ví dụ: tiếng rì rào của gió lùa qua những rặng cây hay tiếng róc rách của dòng nước xuôi qua những con suối, chúng ta lại cảm thấy thật bình yên.
Buxton trình bày: "Với cùng một mức âm lượng thì biểu hiện tiếng ồn sẽ quyết định chúng ta có giật mình dậy hay vẫn chìm sâu vào giấc ngủ, bởi vì chính thông tin trong tiếng ồn sẽ quyết định phản ứng của não bộ của chúng ta."
Ví dụ: anh em tưởng tượng khi mình nằm trên bờ biển khi sóng vỗ bờ, tuy là âm lượng đỉnh của tiếng sóng khá lớn nhưng lại theo nhịp và cường độ tăng dần rồi tan biến. Chính điều đó đã làm cho tiếng sóng dễ chịu và khiến chúng ta chìm giấc ngủ một cách thoải mái nhất.
Vì cơ bản, nếu tiếng ồn đủ lớn thì chúng ta tự nhận biết là nó khó chịu và không thể ngủ được. Tuy nhiên, khi nhìn lại thì vấn đề quan trọng hơn âm lượng là đặc điểm của âm thanh đó và khả năng tiếng ồn đó kích hoạt khả năng phản ứng đe dọa ở não và làm chúng ta giật mình.
Bản năng của chúng ta là khi có âm thanh vang vọng bất ngờ ở đâu đó, hệ thống kích hoạt mối đe dọa của não bộ sẽ phản ứng, chúng ta nghĩ ngay đến nguy hiểm. Buxton nói, "chúng ta là động vật có vú, đặc biệt hơn chúng ta là loài linh trưởng, mà linh trưởng thì lại báo động cho bầy đàn khi có nguy hiểm", và người tối cổ cũng vậy, họ sống theo bầy đàn, "một tiếng hét xuất hiện có thể đang báo động rằng một người nào đó đang bị ăn thịt". Vì thế, theo thời gian, một tiếng động bất ngờ làm cho chúng ta đột nhiên ngừng việc lại và nhìn ngó xung quanh xem chuyện gì đang xảy ra.
Chẳng hạn như tiếng hét, hoặc tiếng điện thoại đổ chuông đột ngột giữa trưa, những âm thanh đó đạt tới ngưỡng âm lượng đỉnh đến từ nguồn phát gần như ngay lập tức. "Với âm thanh kiểu này, tuy nó không có nhiều tạp âm nhưng năng lượng của âm thanh đó gần đi thẳng lên đỉnh trong một thời gian rất ngắn".
Vì thế khi chúng ta nghe những âm thanh từ thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng mưa, tiếng sóng vỗ bờ,… nhịp điệu và âm lượng của nó tăng giảm một cách hài hòa. Từ đó, não bộ sẽ phản ứng 'không có đe dọa' và sau đó chúng ta có thể thư giãn và chìm sâu trong giấc ngủ. Nó giống như "không sao đâu, đừng lo lắng, đừng lo lắng".
Buxton chia sẻ ông là một người rất thích tiếng mưa nhẹ và tiếng sấm chớp ở một khoảng cách xa, nó giúp ông ngủ rất ngon giấc.
Chúc anh chị em ngủ ngon mỗi tối nhé!
Xem thêm:
Theo livescience
Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP