Header ads

Header ads
» » Laptop chạy GTX 1650 chơi được game gì, CoD: Warzone ngon không?

Laptop GTX 1650 chơi được game gì, bắn Warzone ngon không? Một bạn hỏi mình như vậy và mình nghĩ nhiều anh em cũng đang có thắc mắc này bởi những chiếc laptop gaming dùng GTX 1650 khá phổ biến nhờ tầm giá dễ tiếp cận, 20 triệu đã có. Mình thì chưa từng xài con laptop nào chạy GTX 1650 nhưng đây là cách mình thường làm để phần nào biết được hiệu năng chơi game của máy. Hy vọng nó cũng sẽ giúp được anh em.

Một trong những nguồn uy tín mình hay xài là Notebookcheck nhưng sẽ còn nhiều nguồn khác nữa để có cái nhìn tổng thể hơn. Anh em vào Notebookcheck tìm tên cái laptop muốn mua hoặc tìm GTX 1650 Mobile (Mobile ở đây là phiên bản dành cho laptop). Notebookcheck họ có cả cơ sở dữ liệu lớn về nhiều laptop, cấu hình giống lẫn khác nhau, từ đó chúng ta sẽ có được hình dung về hiệu năng chiếc máy định mua nằm ở đâu. Trường hợp này là GTX 1650:

GTX_1650.jpg
Nvidia GeForce GTX 1650 Mobile được phát triển dựa trên kiến trúc Turing với GPU TU117, không có Ray Tracing và cũng không có nhân Tensor tương tự như phiên bản GTX 1650 cho desktop hay dòng GeForce GTX 16 series nói chung. Theo trang Notebookcheck nhận định thì hiệu năng của GTX 1650 chỉ nhỉnh hơn chút so với GTX 1050 Ti dùng kiến trúc Pascal. GTX 1650 có xung từ 1395 đến 1560 MHz với TGP 50 W. Ngoài phiên bản tiêu chuẩn này thì còn có phiên bản Max-Q tức có TGP cắt 15 W để tiết kiệm điện hơn, mát hơn khi tải, từ đó có thể trang bị trên những chiếc laptop mỏng với hệ thống tản nhiệt hạn chế và kéo dài thời lượng sử dụng pin. Không chỉ GTX 1650 mà nhiều dòng GPU khác dành cho laptop của Nvidia có phiên bản Max-Q với TGP thấp hơn bản tiêu chuẩn và một khi đã cắt TGP thì xung nhịp cũng sẽ thấp hơn, hiệu năng sẽ thấp hơn nhiều hoặc ít, anh em lưu ý điều này nhé.

Một thứ nữa là GTX 1650 là nó có thể đi với bộ nhớ GDDR5 hoặc GDDR6, dung lượng tối đa 4 GB. Việc trang bị loại bộ nhớ nào, tốc độ ra sao và dung lượng bao nhiêu tùy thuộc vào hãng sản xuất laptop, họ có thể cắt giảm dung lượng hay dùng loại bộ nhớ tốc độ thấp hơn để đánh vào phân khúc giá mong muốn. Chẳng hạn như thời GTX 950M, anh em sẽ thấy có máy dùng RAM DDR3 "cùi bắp" giá rẻ hơn những máy dùng GDDR5 nhanh hơn hay chuyển sang đời GTX 1050 thì có máy có 4 GB, có máy 3 GB hay thậm chí 2 GB GDDR5. Tuy nhiên với thế hệ GTX 1650 thì mình thấy các hãng đều trang bị 4 GB GDDR5.

Trên đây là tổng quan, còn về hiệu năng chơi game ra sao thì trong trang này, anh em kéo xuống phần game sẽ thấy rõ về tỉ lệ khung hình có được tùy theo thiết lập đồ họa. Notebookcheck họ test khá nhiều tựa game từ nhẹ đến nặng, từ cũ đến mới, online lẫn offline, rất có cơ sở để xem và so sánh với các GPU khác.

GTX1650_laptop (1).jpg
Đến ngay với Call of Duty Modern Warfare 2019 - đây chính là tựa game gốc của CoD: Warzone. GTX 1650 cho tỉ lệ khung hình trung bình ở 66.5 fps với thiết lập đồ họa High, phân giải FHD, muốn có khung hình cao hơn thì anh em giảm hết thiết lập đồ họa xuống Medium (Normal) là được 70 fps. Riêng chơi với thiết lập Ultra còn 53.5 fps, vẫn chơi được nhưng không mượt. Nếu chơi ở độ phân giải cao hơn (chẳng hạn anh em xuất ra màn hình ngoài QHD, UHD) thì GTX 1650 không thể đáp ứng. Tuy nhiên, anh em cần phải bấm vào con số fps để biết nó thuộc về chiếc máy nào. Ở đây là kết quả của con MSI GP75 Leopard 9SC - con này chạy Core i7-9750H, GTX 1650 4 GB và có 16 GB RAM DDR4-2666. Trong khi đó, những chiếc máy chạy GTX 1650 giá rẻ thường đi với Core i5-9300H hoặc Ryzen 5 3350H nên hiệu năng sẽ có sự chênh lệch.

Hiện tại nhiều anh em đang quan tâm đến tựa game này và để đảm bảo chiếc máy mình định mua chơi Warzone ngon không thì anh em có thể kiểm tra thêm trên nhiều trang khác theo từ khóa kiểu: MSI GF63 GTX 1650 Warzone, Lenovo Y540 GTX 1650 Warzone … Mình cũng thường lên YouTube để xem kết quả benchmark game và qua nhiều video:



Chẳng hạn như đây là con ASUS TUF Gaming FX505DT chạy Ryzen 5 3550H và GTX 1650 4 GB, 8 GB RAM. Thiết lập đồ họa của game là phân giải FHD, đồ họa Normal, Particle Quality > Low, Tessellation > Near, Ambient Occlusion > Disabled, Anti-Aliasing (khử răng cưa) > Off và khung hình đạt được trung bình ở 55 - 60 fps.



Còn đây là chiếc Lenovo Y540-15IRH chạy Core i5-9300H, GTX 1650 4 GB, 16 GB RAM. Người này cũng test ở phân giải FHD nhưng thiết lập đồ họa High, Particle Quality > High, Tessellation > Near, Ambient Occlusion > Disabled, Anti-Aliasing > SMAA 1X thì tỉ lệ khung hình cao hơn đáng kể dù thiết lập đồ họa tốt hơn. Mình theo dõi và nhận thấy khung hình thấp nhất trên 60 fps, khi bắn nhau tầm 75 fps và khi đi quanh loot đồ trên 80 fps.

Có một điều dễ nhận thấy qua 2 video trên là CoD: Warzone ăn rất nhiều RAM. Theo đề nghị của Nvidia lẫn Activision thì cấu hình tối thiểu phải 8 GB RAM và từ 12 GB trở lên mới có thể chơi trên 60 fps. Điều này đúng qua 2 video với thiết lập đồ họa mà anh em thấy trên, chiếc máy 8 GB mới thiết lập Normal đã ăn 7 GB RAM trong khi chiếc máy 16 GB kia thiết lập High đã ăn 12 GB.

Vậy nên kết hợp với kết quả từ Notebookcheck, tham khảo từ YouTube thì có thể nhận định GTX 1650 bản tiêu chuẩn trên laptop cho phép bạn chơi CoD: Warzone ở đồ họa High, tắt Ambient Occlusion, chỉnh lại khử răng cưa SMAA 1X, tỉ lệ khung hình trên 60 fps nhưng để đạt được khung hình tốt nhất, anh em cần gắn thêm RAM cho máy nếu máy mặc định chỉ có 8 GB.

GTX1650_laptop (6).jpg
Bằng cách này, anh em có thể tham khảo thêm tỉ lệ khung hình ước lượng của GTX 1650 nếu chơi Dota 2. Chẳng hạn như đồ họa High, phân giải FHD sẽ được trên 63 fps, kết quả thử nghiệm trên ASUS TUF FX705DT với Ryzen 5 3550H, GTX 1650 4 GB, 8 GB RAM và trên 79 fps với Lenovo IdeaPad L340-15IRH với Core i5-9300H, GTX 1650 4 GB, 8 GB RAM.

GTX1650_laptop (8).jpg
Với CS:GO hay Overwatch, GTX 1650 đã có thể mang lại khung hình trên 100 fps.

GTX1650_laptop (7).jpg
Nếu anh em thích chơi các tựa game AAA đồ họa nặng hơn thì GTX 1650 đủ đáp ứng một số tựa game, chẳng hạn như GTA V thì nó vẫn đủ mạnh để kéo thiết lập đồ họa High, FHD trên 60 fps trung bình, kết quả này trên con ASUS TUF FX705DT với Ryzen 5 3550H, GTX 1650 4 GB, 8 GB RAM.

GTX1650_laptop (5).jpg
Thậm chí với Battlefield V, GTX 1650 đủ sức chạy ở đồ họa High, FHD với khung hình từ 57 - 71 fps theo kết quả của 2 mẫu máy đều dùng Core i5-9300H và GTX 1650 4 GB là Lenovo IdeaPad L340 và Acer Nitro 5.

GTX1650_laptop (3).jpg
Tuy nhiên, với các tựa game của Ubisoft như Ghost Recon Breakpoint, The Division 2 thì GTX 1650 không thể mang lại tỉ lệ khung hình cao với đồ họa High, FHD, phải giảm xuống Medium mới chơi được ở mức 60 fps.

Vậy nên khi anh em mua laptop GTX 1650, bằng việc tham khảo qua các trang đánh giá và YouTube, anh em sẽ có thể hình dung được chiếc máy mình chơi được game gì, ở khung hình tầm bao nhiêu, đây là điều đáng cân nhắc ở phân khúc máy phổ thông này. Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu năng của một chiếc laptop, dù cùng cấu hình nhưng mỗi hãng có thiết kế tản nhiệt riêng, có thiết lập BIOS riêng từ đó con GPU, CPU có thể chạy ở xung tối đa bao nhiêu. Khi chơi game thì xung cao luôn là yếu tố mang lại fps cao nhưng đổi lại là nhiệt độ cũng tỉ lệ thuận. Nếu một chiếc máy tản nhiệt không tốt thì hệ thống buộc phải giảm xung, thế nên cùng linh kiện mà GTX 1650 trên laptop A chưa chắc tương đương laptop B. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua sự chênh lệch fps của các mẫu máy trong quá trình "điều tra" trên.

---

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!

Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công

Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán

Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.



Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp

Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu


Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
 Khoa hoc hay
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng TableAU - Chìa khóa thành công!
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng SPSS - Chìa khóa thành công!


Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình 
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
 Xây dựng website​​​​
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
 Khoa hoc hay
MICROSOFT ACCESS



GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
 Khoa hoc hay
Khóa hoc lập trình bằng Python tại đây

Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ

Để tham gia tất cả các bài học, Bạn nhấn vào đây 
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
 Khoa hoc hay
Design Website

Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học 
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công



Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn