Gần đây thì mình thấy xuất hiện ngày một nhiều các box SSD gắn ngoài dành cho loại ổ M.2 PCIe NVMe SSD và nhớ giá thành/dung lượng ngày một rẻ hơn thành ra những chiếc box như vậy mang lại giải pháp lưu trữ di động lý tưởng. Tuy nhiên, các hãng làm SSD lớn cũng có những loại ổ SSD di động riêng, kích thước cũng rất nhỏ gọn và hiệu năng cao. Mình đã thử dùng box gắn ngoài ASUS ROG Strix Arion Crucial P1 PCIe SSD cho đấu với ổ SSD chuyên dụng Crucial X8, chi phí đầu tư của mỗi phe đều là 3,1 triệu đồng thì phe nào nhanh hơn và ưu nhược điểm của mỗi bên ra sao?
Tại sao mình lại chọn cái box ROG Strix Arion của ASUS thì đây là lý do: mình thích phụ kiện của ASUS và ASUS đã làm cái ổ này thật sự chất lượng với vỏ kim loại, hỗ trợ nhiều form ổ M.2 từ dài tới ngắn, có đèn RGB và điều quan trọng là tốc độ: ROG Strix Arion dùng chuẩn USB 3.2 Gen2 (10 Gbps) tức cho tốc độ 1250 MB/s trên lý thuyết. Loại ổ M.2 có thể gắn vào chiếc box này là các loại ổ PCIe NVMe SSD tức có thể là PCIe 3.0 x4 hoặc PCIe 3.0 x2 SSD và chuyển từ PCIe 3.0 sang USB 3.2 Gen2 nhờ vi điều khiển cầu nối là ASMedia ASM2362. Giá của chiếc box này là 1,5 triệu đồng.
![]()
Bên trong chiếc box mình gắn ổ Crucial P1 500 GB. Đây là dòng ổ dùng bộ nhớ QLC NAND 64-layer cùng vi điều khiển của SM2263 của Silicon Motion và 512 MB DDR3 DRAM. nên nó phù hợp để dùng làm thiết bị lưu trữ hơn là dùng làm SSD chạy phần mềm, OS. Chiếc ổ này có các mức dung lượng là 500 GB, 1 TB và 2 TB, phiên bản 500 GB hiện có giá tầm 1,6 triệu đồng. Tốc độ của chiếc ổ này cũng không quá cao: 1900 MB/s đọc và 950 MB/s ghi tuần tự. Khi gắn vào box Arion thì dĩ nhiên nó không thể đạt được tốc độ tối đa do băng thông hạn chế.
![]()
Về phần Crucial X8 thì đây là dòng SSD gắn ngoài đầu bảng của Crucial với thiết kế nhỏ gọn, thoi tròn như hòn sỏi, phần vỏ bằng kim loại, dùng cổng USB-C với chuẩn USB 3.2 Gen2 (10 Gbps) tương tự như chiếc box của ASUS. Crucial X8 có các tùy chọn dung lượng 500 GB và 1 TB, phiên bản 500 GB như mình xài có giá tầm 3,1 triệu đồng. Theo thông số từ Crucial thì phiên bản 500 GB sẽ có tốc độ đọc tuần tự là 1050 MB/s và ghi tuần tự tầm 1000 MB/s. Dòng ổ này cũng dùng bộ nhớ QLC NAND 64-layer với vi điều khiển cũng là SM2263 của Silicon Motion và cũng dùng vi điều khiển ASMedia ASM2362 để kết nối với cổng USB-C USB 3.2 Gen2. Tuy nhiên bộ đệm DRAM là loại DDR4 tốc độ cao hơn.
Như vậy, combo Crucial P1 box ASUS Arion và ổ SSD gắn ngoài Crucial X8 có linh kiện bên trong gần như y hệt nhau ngoại trừ chip DRAM làm bộ đệm trên Crucial X8 là loại DDR4. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng có cho hiệu năng ngang nhau hay không? Mình test ngay dưới đây, nền tảng để test chính là con laptop HP Zbook Studio G3 đồ cổ của mình 😋. Trong các bảng so sánh dưới đây thì combo Crucial P1 ROG Strix Arion bên trái, Crucial X8 bên phải nhé.
![]()
Đây là kết quả CrystalDisk Mark của 2 chiếc ổ này. Ổ Crucial P1 lắp trên chiếc box ROG Strix Arion cho tốc độ 1047 MB/s đọc tuần tự và 931 MB/s ghi tuần tự với độ dài chuỗi 8 queue 1 thread. Tốc độ truy xuất ngẫu nhiên đạt 28,8K IOPS (118,1 MB/s) đọc và 32,2K IOPS (132,16 MB/s) ghi với độ dài chuỗi 32 queue 16 thread. Trong khi đó, chiếc ổ Crucial X8 cũng đạt tốc độ đọc/ghi tuần tự ngang ngửa với Crucial P1 với 1033 MB/s đọc và gần 938 MB/s ghi. Tốc độ truy xuất ngẫu nhiên cũng xêm xêm nhau dù Crucial X8 nhỉnh hơn về tốc độ đọc với 29,8K IOPS (122,2 MB/s) còn ghi là 31K IOPS (127 MB/s) với cùng độ dài queue và số thread.
![]()
Tuy nhiên, với ATTO Disk và HDTune thì hiệu năng của 2 chiếc ổ này có sự chênh lệch nhiều. ATTO Disk Benchmark sẽ cho chúng ta thấy tốc độ truy xuất của ổ với các cỡ dữ liệu khác nhau. Có thể thấy Crucial X8 đạt hiệu năng cao hơn đáng kể với các tập tin cỡ lớn, tốc độ đọc tối đa 989,37 MB/s và ghi tối đa 891,1 MB/s với các tập tin cỡ 32 MB và 48 MB trong khi đó Crucial P1 chỉ có thể đạt tốc độ đọc tối đa ở 970,62 MB/s và ghi tối đa 873,76 MB/s. Tốc độ truy xuất các tập tin cỡ nhỏ dưới 64 KB cũng nhanh hơn so với Crucial P1 gắn trong box Arion.
![]()
HDTune mình thử benchmark tốc độ truy xuất ngẫu nhiên thì Crucial P1 bên trái gắn trong box Arion không truy xuất nhanh bằng Crucial X8. Độ trễ truy xuất của Crucial P1 cũng lớn hơn Crucial X8, trong khi linh kiện của các thành phần trên 2 ổ gần như như nhau thì mình nghĩ rằng bộ đệm DRAM DDR4 tốc độ cao trên Crucial X8 chính là thứ khiến chiếc ổ này đạt hiệu năng truy xuất nhanh hơn so với Crucial P1.
![]()
Tương tự với tốc độ ghi ngẫu nhiên, chiếc ổ Crucial X8 cũng đạt tốc độ nhỉnh hơn.
![]()
Thử nghiệm copy dữ liệu thực tế, mình cho copy 2 thư mục dữ liệu, 1 thư mục 116 hình RAW dung lượng 6,79 GB và 1 thư mục game LoL gồm 780 files lớn nhỏ, 112 thư mục phụ, dung lượng 9,96 GB lần lượt vào các ổ này. Các thư mục dữ liệu mình đang lưu trên ổ WD Black SN750 PCIe 3.0 x4 chạy full băng thông trên laptop. Kết quả anh em có thể thấy với thư mục hình RAW, sự chênh lệch về thời gian chỉ khoảng hơn 1 giây. Thế nhưng với một thư mục có hàng trăm files lớn nhỏ thì Crucial P1 với box Arion chậm hơn những 5 giây so với Crucial X8.
![]()
Một thử nghiệm nữa, anh em có bao giờ cài game lên ổ SSD gắn ngoài để chơi không? Hôm nào mình sẽ thử lại còn giờ mình sẽ thử tốc độ tải và cài game từ Epic Games lên 2 chiếc ổ này. Mình chọn một tựa game nhẹ có dung lượng sau khi cài đặt khoảng 1,8 GB và khi tải về thì tốc độ game ghi vào ổ Crucial P1 cao nhất chỉ ở 168 MB/s trong khi tốc độ ghi vào ổ Crucial X8 cao nhất đến 200 MB/s và mình thấy chiếc ổ này giữ tốc độ ghi tốt hơn so với combo Crucial P1 và box Arion.
Vậy tới lúc này thì mình đã nhận ra: Đúng là SSD gắn ngoài chuyên dụng vẫn đạt hiệu năng cao hơn so với giải pháp dùng SSD M.2 mua rời với box SSD, không chỉ Crucial X8 mà trước đây những con ổ của Samsung cũng rất nhanh. Crucial X8 là giải pháp ổn định, hiệu năng đã được tối ưu còn combo ổ rời box là giải pháp linh hoạt.
Ưu điểm của việc xài M.2 SSD và box thì quá rõ ràng rồi hen: nâng cấp dung lượng thoải mái, có thể chọn loại box theo thiết kế, tầm giá, tháo lắp nhanh gọn. Ổ SSD rời như Crucial X8 phải mua theo dung lượng, không nhiều tùy chọn và cũng không thể nâng cấp.
Ưu điểm của ổ SSD rời như Crucial X8 qua bài test trên chúng ta có thể thấy rõ đó là sự tối ưu về hiệu năng, tốc độ tốt hơn so với combo Crucial P1 box Arion. Tuy nhiên, nếu thử đổi cái ổ P1 sang ổ khác chẳng hạn như Samsung hay WD thì chưa biết "mèo nào cắn miu nào" 😁 và dĩ nhiên đây cũng là cái lợi của việc xài ổ với box rời.
*Lưu ý: Để sử dụng loại box như ASUS ROG Strix Arion hay ổ Crucial X8 thì anh em cần phải đảm bảo máy tính của mình có cổng USB-C hỗ trợ chuẩn USB 3.2 Gen2 (10 Gbps) hoặc USB-C Thunderbolt 3. Nếu có Thunderbolt 3 như chiếc Zbook Studio G3 của mình có 2 cổng TB3 full băng thông thì không thành vấn đề, ổ có thể đạt tốc độ tối đa còn với cổng USB-C hay USB-A dùng chuẩn USB 3.2 Gen1 (chính là USB 3.0 5 Gbps thông thường) thì tốc độ đọc/ghi dĩ nhiên thấp hơn hẳn do tốc độ chỉ còn 1/2.
Combo ASUS ROG Strix Arion Crucial P1 có giá 3,1 triệu và chiếc ổ Crucial X8 cũng có giá 3,1 triệu. Anh em chọn phe nào?
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com