![]()
Vài ngày qua, chúng ta mải bất ngờ với ba sản phẩm card đồ họa PC thế hệ GPU Ampere mới nhất từ Nvidia, bất ngờ vì cả hiệu năng lẫn mức giá, RTX 3070 8GB giá 499 USD có hiệu năng ngang cơ với cả RTX 2080 Ti giá 1.199 USD hồi mới ra mắt. Mãi từ thời kỳ chuyển từ Maxwell lên Pascal, nghĩa là suốt từ năm 2016 đến giờ, chúng ta mới được trải nghiệm bước nhảy hiệu năng xa tới mức như thế này. Ấy là chưa kể đến RTX 3080 và 3090.
Những sản phẩm này đều đã được đề cập trong không ít bài viết trước. Nhưng như đã đề cập ở trên, chúng ta mải bất ngờ với những sản phẩm phần cứng, mà quên đi mất những công nghệ mới phục vụ nhu cầu chơi game của anh em. Cũng tại vì, Nvidia cô đọng cả sự kiện chỉ trong vòng 40 phút đồng hồ, và những công nghệ dưới đây đều chỉ được đề cập trong những phút đầu, trước khi CEO Jensen Huang công bố lần lượt RTX 3080, 3070 rồi quái vật 3090. Nhiều người không để tâm cũng không phải điều lạ.
Nvidia Reflex
Công nghệ này của Nvidia hướng tới cộng đồng gamer eSports, giảm độ trễ hình ảnh hiển thị trên màn hình game trong những trận đấu chuyên nghiệp. Độ trễ khi chơi game đến từ cả phần cứng lẫn đường truyền mạng internet. Cái thứ hai thì Nvidia không sửa được, chỉ có nâng cấp đường truyền khỏe hơn thôi. Nhưng với độ trễ hệ thống, Nvidia đã có giải pháp. Độ trễ này xuất hiện giữa khoảng thời gian anh em nhấn chuột và khẩu súng trong game xả đạn.
Giữa khoảng thời gian đó, rất nhiều thứ diễn ra trong cỗ máy tính của anh em: Độ trễ từ lúc nhấn chuột đến khi máy tính nhận lệnh input, độ trễ từ lúc máy tính render xong một khung hình đến khung hình kế tiếp, và cuối cùng là độ trễ từ khi render xong một khung hình đến khi nó được hiển thị lên màn hình máy tính. Những khoảng thời gian này chỉ tính bằng mili giây, nhưng đôi khi cũng quyết định anh em bắn trúng hay trượt đối thủ.
Một ví dụ đơn giản cho việc độ trễ hệ thống ảnh hưởng thế nào đến chơi game nó như thế này. Bỏ qua độ trễ đường truyền (vì thử nghiệm trong chế độ tập luyện của Valorant), và bỏ qua luôn cả độ trễ phản xạ (chỉ tính thời gian từ lúc click chuột). Kết quả là 38ms. Lấy ví dụ Valorant chạy ở tốc độ "tạm ổn" là 150 FPS, thì độ trễ lý tưởng giữa mỗi khung hình sẽ là 6,7ms. 38 ms tương đương với khoảng gần 6 khung hình, dư sức cho đối thủ nhảy qua một khe cửa hẹp mà anh em không kịp phản ứng rồi:
Mục tiêu của Nvidia với Reflex là giảm tác động tiêu cực từ độ trễ hệ thống, sử dụng phần mềm và tối ưu driver để giảm độ trễ, từ đó những hành động trong game của anh em sẽ chính xác hơn nhiều. Bộ phần mềm Reflex cho phép các nhà phát triển game tối ưu cả engine phát triển trò chơi để giảm tối đa độ trễ khi GPU render một khung hình, xóa bỏ tình trạng khung hình "xếp hàng" chờ được GPU render, cũng như giảm tác động của CPU lên những cảnh game cần nhiều sức mạnh từ GPU.
Hiện tại Nvidia Reflex đang được ba game hỗ trợ là Apex Legends, Fortnite và Valorant, nhưng trong tương lai những game khác như CoD: Black Ops Cold War, Destiny 2 hay Mordhau cũng sẽ ứng dụng công nghệ này. Những card đồ họa từ GTX 970 cho tới RTX 3090 đều sẽ hỗ trợ Reflex. Còn nếu game không được nhà phát triển hỗ trợ, anh em có thể tự bật tính năng này trong Nvidia Control Panel, ở mục "Manage 3D Settings" rồi tìm đến mục "Low Latency Mode" và chọn Ultra.
Nvidia Omniverse Machinima
Machinima là gì? Lấy ví dụ các bạn nhỏ ở nhà anh em ngồi xem những đoạn clip có nội dung vui vẻ được dựng thông qua thế giới ảo và nhân vật của Minecraft, đó chính là tác phẩm của những nhà sáng tạo phim machinima. Và ở sự kiện của Nvidia, họ đã giới thiệu bộ công cụ Omniverse Machinima. Sử dụng sức mạnh của card đồ họa RTX trong máy tính, thế giới ảo sẽ được thêm thắt hiệu ứng ánh sáng ray tracing, mô phỏng AI và hiệu ứng vật lý.
Không chỉ dừng lại ở đó, bộ engine Omniverse Machinima có cả công cụ Pose Estimator, dùng webcam để mô phỏng cử động khuôn mặt của nhân vật trong phim ảo, và cả Audio2Face để mô phỏng cử động môi khi nhân vật ảo nói chuyện. Dù ứng dụng AI rất ngon, nhưng Omniverse Machinima có lẽ không có ích lợi cho nhiều đối tượng người dùng như sản phẩm thứ ba Nvidia giới thiệu vài ngày trước.
Nvidia Broadcast
Ứng dụng tensor core trong những chiếc card đồ họa RTX để xử lý AI, những streamer hay anh em "work from home" hoàn toàn có thể ngồi ngay ở phòng ngủ của mình mà vẫn tạo ra được không gian stream game hoặc làm việc từ xa thông qua phần mềm ứng dụng ba tính năng deep learning rất hay. Ngoài ba chiếc card đồ họa ra, mình nghĩ đây là sản phẩm ứng dụng AI hiệu quả nhất của Nvidia chỉ sau DLSS đối với người tiêu dùng.
Anh em hẳn còn nhớ ứng dụng RTX Voice, ghi nhớ âm thanh thu vào microphone để xóa tạp âm như tiếng xe cộ, tiếng quạt hay tiếng người nói ồn ào rất ngon ra mắt trước đó? RTX Voice giờ là một trong ba tính năng chủ yếu trong Nvidia Broadcast. Hai tính năng còn lại là tạo background ảo hệt như Zoom, nhưng "xóa phông" chính xác và đẹp hơn nhiều, cũng như tự động theo dõi cử động đầu của người dùng để tự động giữ khuôn mặt của streamer ở trung tâm khung hình (Nvidia mô tả nó giống như một người quay phim ảo theo sát nhất cử nhất động của anh em).
Nvidia Broadcast sẽ chính thức ra mắt trong tháng 9 này, và chỉ hỗ trợ card đồ họa RTX, vì cần sức mạnh của tensor core để phát huy tác dụng.
Theo Nvidia, Pocket Lint, PCMag, PCGamer
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com