Nhắc đến hệ điều hành di động hiện nay chúng ta chỉ nghĩ đến Android và iOS như hai thái cực đối đầu nhau và thống lĩnh thị trường. Thế nhưng quay ngược thời gian nhìn lại, thế giới di động đã từng có một thời nhộn nhịp biết bao với sự đa dạng của nhiều hệ điều hành tranh đua nhau. Hôm nay mình hoài niệm một chút, mời các bạn cùng mình nhìn lại những hệ điều hành đã từng tồn tại một thời, thậm chí dẫn đầu đầy oanh liệt nhưng giờ chỉ là quá khứ.
Cảm hứng bài viết này bắt nguồn từ video tổng hợp hệ điều hành di động phổ biến nhất trong hơn 20 năm qua.
PalmOS còn có tên gọi khác là Garnet OS được phát triển bởi Palm Incorporated vào năm 1996 với mục đích ban đầu phục vụ cho các thiết bị cá nhân kỹ thuật số (PDA).
Cảm hứng bài viết này bắt nguồn từ video tổng hợp hệ điều hành di động phổ biến nhất trong hơn 20 năm qua.
PalmOS

PalmOS còn có tên gọi khác là Garnet OS được phát triển bởi Palm Incorporated vào năm 1996 với mục đích ban đầu phục vụ cho các thiết bị cá nhân kỹ thuật số (PDA).
Palm OS được thiết kế để dễ sử dụng với giao diện người dùng đồ họa dựa trên màn hình cảm ứng. Nó cung cấp một bộ ứng dụng cơ bản để quản lý thông tin cá nhân. Về sau, hệ điều hành này được mở rộng để hỗ trợ cho điện thoại thông minh. Có thể nói Palm OS ra đời và phát triển góp phần tạo ra tiêu chuẩn mới cho thiết bị cầm tay có màn hình cảm ứng và khả năng nhập dữ liệu bằng bút (stylus). Hệ điều hành Palm được nhận xét là thông minh và gọn nhẹ nó có thể chạy rất tốt trên các thiết bị có cấu hình thấp.
Ngoài người nhà là những thiết bị Palm thì Sony chính là thương hiệu đã đưa Palm OS lên tầm cao với seri Clie.
Tuy nhiên về sau, Palm không theo kịp các đối thủ về khả năng hỗ trợ Web và nội dung đa phương tiện mà nền tảng này phải ra đi. Bản cập nhật thứ 6 và cuối cùng cho hệ điều hành, Palm OS Cobalt, được phát hành vào năm 2004.
webOS

webOS ra đời từ năm 2009 bởi Palm, nền tảng này lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc smartphone Palm Pre. Sau đó webOS được HP mua lại và tạo nền tảng mã nguồn mở từ năm 2010 đến năm 2013, tại thời điểm đó nó trở thành Open webOS. Năm 2013 webOS lại được bán cho LG Electronics. Ngày nay khi nhắc tới webOS người ta nhớ đến nó như một hệ điều hành dành cho Smart tivi của LG nhiều hơn là một nền tảng di động.
Symbian

Nhắc đến Symbian chắc có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến cái tên Nokia, hãng điện thoại đã từng rất thành công với nền tảng này. Tháng 6/1998 Symbian OS ra đời như một hệ điều hành nguồn đóng cho các thiết bị PDA bởi một liên doanh giữa Psion và các nhà sản xuất điện thoại Ericsson, Motorola, và Nokia. Symbian bắt nguồn từ EPOC32, một hệ điều hành được tạo bởi Psion trong thập kỷ 1990. Sau đó, Symbian phát triển cực nhanh khi mà được thu phí quá rẻ cho mỗi bản quyền hệ điều hành bán ra, vào khoảng 5$ cho điện thoại và 10$ cho Communicator. Giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng cũng là ưu điểm giúp hệ điều hành này trở nên phổ biến và trải qua giai đoạn hoàng kim tuyệt vời.

Năm 2008, Nokia đã mua lại Symbian Ltd, sau đó Symbian Foundation được ra đời vào năm 2009 với kế hoạch biến Symbian thành một nền tảng mở.
Về sau Symbian dần trở nên phân mảnh không có sự tương thích giữa các phiên bản, tỏ rõ sự đuối sức, không có sự cải tiến, không còn đủ sức để cạnh tranh với 2 nền tảng mới như Android và iOS, do đó nó đi đến giai đoạn thoái trào. Để bắt kịp xu hướng chung của giới công nghệ, Nokia đã đi đến quyết định từ bỏ Symbian và dốc toàn bộ sức lực cho Windows Phone.
Ngày 25/1/2013, Nokia chính thức khai tử Symbian. Chiếc điện thoại cuối cùng chạy Symbian chính là Nokia 808 Pureview.
Windows Phone

Giao diện vuông đặc trưng, khả năng tối ưu, đồng bộ tốt, mượt mà, ổn định và giá rẻ là những gì người dùng tâm đắc ở hệ điều hành Windows Phone. Từng là thế lực nặng ký mang lại nỗi lo với Android và iOS nên cái kết yểu mệnh của Windows Phone để lại nhiều nuối tiếc.
Windows Phone bắt đầu được nhen nhóm vào đầu năm 2004 như là một bản nâng cấp cho Windows Mobile với tên mã "Photon". Nhưng mãi đến tháng 10/2010 Microsoft mới chính thức ra mắt Windows Phone với tên gọi phiên bản đầu tiên là Windows Phone 7.

Ngày 11/2/2011, Microsoft chính thức bắt tay với Nokia và Windows Phone trở thành hệ điều hành chính cho các dòng máy Nokia, thay thế cho Symbian. Ngày càng được người dùng yêu mến và có một số lượng fan hâm mộ nhiệt thành, Windows Phone gia nhập rất mượt mà vào cuộc đối đầu với Android và iOS. Với những chiếc Lumia tỏ rõ thời kỳ hoàng kim, đã có lúc Window Phone phát triển đến mức gần như có thể vượt mặt đối thủ sừng sỏ Android. Thế nhưng chính sự thiếu tập trung, chậm tiến và đánh giá thấp Google đã dần đẩy Windows Phone đi đến bế tắc.
Sau hai bản cập nhật lớn là Windows Phone 8 và Windows 10 Mobile, Microsoft thể hiện ngay sự đuối sức và không mấy tha thiết vào thị trường smartphone vì cho rằng đó không phải là thị trường phù hợp để hãng đi theo.
Ngày 10/12/2019, Microsoft tuyên bố dừng phát hành các bản cập nhật cho smartphone sử dụng hệ điều hành Windows 10 Mobile mà thực chất "đứa con bị bot rơi" Windows 10 Mobile đã không còn nhận được các cập nhật tính năng mới kể từ tháng 10/2017 với phiên bản 1709. Đồng thời, cha đẻ của OS này cũng đưa ra lời khuyên cho người dùng chuyển sang Android hoặc iPhone mà dùng.
MeeGo

MeeGo là tên gọi của một hệ điều hành khác thuộc Nokia nhưng không nổi bật như người anh em Symbian. Dự án Meego được khởi đầu bằng "người tiền thân" Maemo vào năm 2005. Đến tháng 2/2010, MeeGo được Intel và Nokia công bố lần đầu tiên tại Mobile World Congress như một nỗ lực hợp nhất các dự án cũ Moblin của Intel và Maemo của Nokia thành một dự án chung, thúc đẩy một hệ sinh thái ứng dụng mới.

Mẫu điện thoại chạy hệ điều hành MeeGo đầu tiên của Nokia là N9 (2011) và cũng chỉ ra mắt vậy thôi chứ không hề có một chiến lược lâu dài gì cho đứa "con đẻ" của mình cả. Cái bắt tay định mệnh giữa Nokia và Microsoft đã nhanh chóng đẩy MeeGo trở thành "đứa trẻ mồ côi" vì bị chính Nokia bỏ rơi khi chưa đi tới đâu là đâu.
MeeGo sau đó được Jolla, một công ty do nhóm nhân viên cũ của Nokia sáng lập, phát triển thành Sailfish OS.
Sailfish OS

Về bản chất, Sailfish OS được xem là bản nâng cấp từ hệ điều hành MeeGo 1.2 lên 2.0. Thiết bị smartphone đầu tiên chạy Sailfish OS của Jolla ra mắt vào năm 2013 – một năm sau khi công ty thành lập.

Sailfish OS khác biệt so với các đối thủ của mình ở giao diện người dùng, nó được thiết kế để tiết giảm tối đa việc sử dụng bút và menu. Mọi thao tác trên thiết bị đều diễn ra tức thời, chỉ cần vuốt màn hình từ trái sang hoặc ngược lại để chuyển hướng các trang ứng dụng. Màn hình chính của hệ điều hành này không chỉ hiển thị các icon như Android hay iOS mà nó còn cho người dùng thấy các "cửa sổ" tương ứng với những ứng dụng đang mở.
Mặc dù là open source đấy nhưng Sailfish OS được phát triển một cách công khai và thực sự "mở" cho mọi người xem chứ không như cách làm của Google với Android.
BlackBerry OS

Là hệ điều hành di động độc quyền do BlackBerry Ltd phát triển chạy trên những chiếc điện thoại BlackBerry. Phiên bản đầu tiên của BlackBerry OS được phát hành vào tháng 11/1999 cho Pager BlackBerry 850.
BlackBerry OS được xem là có độ bảo mật cao nhất trong làng di động. Nhắc tới BlackBerry là nhắc tới bảo mật, hệ điều hành của thiết bị này cũng vậy, an toàn và bảo mật là tiêu chí hàng đầu chưa bao giờ thay đổi.
Đã từng có lúc BlackBerry Ltd làm ăn thua lỗ tưởng chừng như bán mình cho tập đoàn công nghệ Trung Quốc có ý thâu tóm, nhưng vì lý do an ninh, chính phủ Canada đã ngăn chặn điều này xảy ra.
Bên cạnh bảo mật, công ty đến từ Canada đã từng một thời làm mưa làm gió với những con máy phím bấm lý đặc trưng, giao diện mượt mà, ổn định, hỗ trợ công việc cực kỳ tốt.
Tháng 4/2016, BlackBerry OS chính thức bị khai tử, BlackBerry cũng chuyển sang sử dụng nền tảng Android là hệ điều hành chính cho đến nay.
Bada

Bada là tên gọi của hệ điều hành di động riêng mà Samsung phát triển dựa trên bộ mã nguồn mở Linux và giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009. Bada theo tiếng Hàn có nghĩa là đại dương.
Điểm nổi bật của hệ điều hành này nằm ở tính linh động linh động và có thể kết nối dễ dàng với hầu hết các thiết bị khác. Thiết bị di động nổi tiếng với hệ điều hành Bada là Samsung Wave
Dù rằng tâm đắc và có nhiều kỳ vọng nhưng năm 2013 Samsung cũng đi đến quyết định khai tử Bada OS và ộp những ứng dụng của Bada vào một hệ điều hành khác của hãng là Tizen.
Firefox OS

Firefox OS được Mozilla xây dựng và ra mắt vào năm 2012 dựa trên Linux cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Firefox OS sử dụng các tiêu chuẩn mở và thân thiện như ứng dụng HTML5, JavaScript, cùng các API web mở để giao tiếp trực tiếp với phần cứng của điện thoại di động. Một trong số những chiếc smartphone hiếm hoi cài Firefox OS là ZTE Open.
Tháng 2/2016 Mozilla chính thức tuyên bố kết thúc dự án Firefox OS.
KaiOS

KaiOS cũng là một hệ điều hành di động nền tảng web dựa trên Linux. Hệ điều hành này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017 và được phát triển bởi KaiOS Technologies Inc., một công ty có trụ sở tại San Diego, California. Nó được chia tách từ B2G (Boot to Gecko), một bản kế thừa dựa trên cộng đồng nguồn mở của HĐH Firefox đã bị Mozilla ngừng phát triển.
Ưu điểm của KaiOS là rất nhẹ, nó dựa trên nền tảng của web nên không cần quá nhiều phần cứng hay chip. KaiOS hỗ trợ các tính năng 4G LTE E, GPS và Wi-Fi với các ứng dụng dựa trên HTML5 và thời lượng pin dài hơn cho các thiết bị không cảm ứng.
Những bạn nào đã trải nghiệm qua các hệ điều hành trên cho mình xin chia sẻ dưới phần bình luận nhá!
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: