Header ads

Header ads
» »

Cái áo phông xám của Zuckerberg: Có phải càng giàu thì mặc đồ càng rẻ và giản dị?

Hãy bắt đầu với cái hình này. Kể từ hồi bắt đầu dùng Facebook năm 2009, không thể nhớ chính xác có bao nhiêu lần mình nhìn thấy tấm hình này được đăng lên, mục đích là để khuyến khích các bạn trẻ hay những người trung lưu biết cách tiết kiệm tiền bạc:

Tinhte_Ao1.jpg

Ừ thì cũng phải thừa nhận một khía cạnh của việc bớt chi tiêu cho những món đồ thời trang hàng hiệu hay những món đồ công nghệ không phục vụ nhiều đến mục đích công việc. Ở cái thời điểm thời trang của giới trẻ đi theo xu hướng tạo hype, không thiếu những người sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để sở hữu những thương hiệu như Supreme, Vetements hay Off-White. Điều đó khiến các nhà mốt lâu đời giờ cũng phải thay đổi để phục vụ thị trường. Nhìn Charles Leclerc của Scuderia Ferrari mặc một cái tee của Christian Dior, nhà mốt có tuổi đời 76 năm nhưng cũng đã phải đi theo hướng streetstyle cũng phải thừa nhận là chất.

Ở Việt Nam cũng vậy, nhất là giới trẻ, khi trang phục có thể được coi là tuyên ngôn cá nhân về phong cách.

Nhưng ở nửa còn lại của phép so sánh, chi phí trang phục mà các vị tỷ phú, đặc biệt là những tỷ phú công nghệ bỏ ra thì sai hoàn toàn. Đương nhiên điều đó không khiến lời khuyên tiết kiệm trở nên vô giá trị, mà đơn giản là phép ví dụ sai thì khả năng thuyết phục cũng sẽ giảm đi mà thôi.


Luôn luôn có một khái niệm gọi là quiet luxury. Những bộ trang phục xuất sắc thuộc những bộ sưu tập ra mắt mỗi mùa của các nhà mốt, nói theo sính ngữ là haute couture, chẳng bao giờ có logo hay những họa tiết đặc trưng của một thương hiệu. Cái ví dụ dễ nhìn thấy nhất của một dạng họa tiết như vậy là những đường chéo cùng logo hai chữ G lồng vào nhau của Gucci. Từ rapper, cầu thủ bóng đá, bóng rổ, tay đua F1 cho đến nhiều người nổi tiếng, họ có những bộ trang phục chỉ cần nhìn lướt qua là biết luôn thương hiệu gì.

Tinhte_Ao2.jpg

Nhưng ở một trường hợp khác, nếu không có thông tin hoặc bất kỳ logo, biểu tượng hoặc họa tiết nào, thì có anh em nào biết bộ suit CR7 hay mặc đi dự tiệc là của Prada hay Hermès không? Brand gì không quan trọng, chỉ có hai điều quan trọng nhất. Thứ nhất là chất lượng vải vóc luôn ở tầm cỡ tương xứng với số tiền bỏ ra, và thứ hai, chẳng cần thương hiệu phô ra bên ngoài, mọi người vẫn thấy mặc lên tôn dáng, có khi không chỉ đơn giản là hàng hiệu mà còn là hàng được may đo riêng.

Như đã nói, quiet luxury là trào lưu cứ vài chục năm lại có xu hướng quay trở lại một lần, với nguồn gốc có thể truy ngược lại nước Mỹ thế kỷ XIX hay xa hơn là nước Pháp thế kỷ XVI. Không phải ai cũng cần khoe khoang sự giàu có bằng những thương hiệu hàng trăm triệu người biết đến ở bên ngoài, mà thay vào đó thứ họ cần lại là sự tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ, hay chất lượng của sợi vải khi mặc lên người hàng ngày.

Ví dụ cụ thể nhất, và cũng là thứ phủ nhận hoàn toàn cái phép so sánh trong tấm hình ở đầu bài, chính là cái áo t-shirt màu xám của Mark Zuckerberg.

Tinhte_Ao3.jpg

Anh em có thể khẳng định một cái tee như thế này vào Canifa hay H&M, anh em có thể mua về cả chục cái cùng lúc, giá 500 ngàn một chiếc.

Nhưng không, cái áo màu xám kia không phải của những thương hiệu bình dân làm ra, mà là từ một nhà mốt nổi tiếng nước Ý, Brunello Cucinelli. Giá của nó không phải vài chục USD như nhiều người cứ huyễn hoặc nhiều năm nay, mà là từ 300 đến 400 USD. Anh em để ý cái áo trên người Zuckerberg vừa như in, từ độ dài đến thắt lưng đến kích thước ống tay áo hay chiều ngang bả vai không? Lý do không phải chỉ vì Zuckerberg tập gym mặc cho đẹp đâu, mà chiếc áo phông người Ý làm ra này được đặt may riêng theo số đo cơ thể của chính CEO Facebook.

Quảng cáo



Chính vì thế, chỉ là cái áo phông, nhưng có giá lên tới cả chục triệu Đồng. Mà cũng có nguồn tin mình không xác thực được, đấy là cái áo được Cucinelli đặt may riêng cho Zuckerberg có giá gấp đôi so với con số ở trên. Lý do là lên mạng, mức giá từ 300 đến 400 USD chỉ là cho phiên bản may sẵn, dựa theo số đo phổ thông chứ không phải số đo của từng khách hàng.

Tinhte_Ao4.jpg

Nhìn cái giá hơi khác với con số 34 USD trong cái hình so sánh nhà nghèo nhà giàu ở đầu bài đúng không anh em?

Một ví dụ khác của quiet luxury trong giới tỷ phú công nghệ là Jack Dorsey, đồng sáng lập Twitter. Có lần lên điều trần trước quốc hội Mỹ, Dorsey mặc một chiếc sơ mi cổ đứng y hệt như trong hình dưới. Anh em trông cũng thanh lịch mà giản dị mà đúng không? Cái giá của sự giản dị ấy là 400 USD, vì chiếc sơ mi này là của Christian Dior làm ra. Ngoài ra, Dorsey còn đặc biệt thích Prada và Hermès nữa, và dù mình chẳng có tiền, nhưng mĩnh cũng biết chắc chắn giá của những bộ trang phục từ những cái tên này không rẻ.

Tinhte_Ao5.jpeg

Dạo này hơi im hơi lặng tiếng, nhưng Jeff Bezos, người từng giàu nhất hành tinh cũng rất biết ăn mặc. Phong cách cao bồi miền tây của nhà sáng lập Amazon kết hợp rất tài những chiếc sơ mi đúng số đo cơ thể, với boot nam cao cổ, lúc thì là chelsea, lúc lại là boot cao bồi. Bộ trang phục được hoàn thiện với blazer của Tom Ford.

Quảng cáo



Tinhte_Ao8.jpg

Tua ngược quá khứ một chút. Anh em còn nhớ cái áo đen cổ lọ trứ danh của Steve Jobs chứ? Người thiết kế ra chiếc áo ấy cũng thuộc tầm cỡ vĩ nhân của ngành thời trang Nhật Bản, Issey Miyake quá cố. Jobs chọn chiếc áo đó không chỉ đơn thuần vì nó thoải mái hay ông thích màu sắc và chất liệu chiếc áo đâu. Đấy là một tuyên ngôn rõ ràng và nghiêm túc, khi kết hợp cái áo đen với chiếc quần jeans Levi's và đôi giày New Balance.

Triết lý thiết kế thời trang của ngài Miyake có thể gói gọn trong vài chữ: "Ăn mặc thoải mái." Ông là một trong số những người biết tận dụng công nghệ tới mức tối đa, bắt công nghệ phải tạo ra được những đột phá về chất liệu may mặc, để kết nối quá khứ và hiện tại, để tạo ra những món trang phục đẹp và thoải mái nhất cho người mặc. Chính cá nhân đi tiên phong này năm 1988 đã tạo ra một kỹ thuật ép vải dạng xếp li siêu nhỏ, nhìn từ xa trông vẫn phẳng, nhưng không bao giờ nhàu.

Trong cuốn "Steve Jobs" của tác giả Walter Isaacson, chính Steve Jobs thừa nhận đã biết tới Miyake nhờ việc khám phá công nghệ. Rồi hai người trở thành bạn tâm giao, Jobs tới thăm Miyake với tần suất khá nhiều, và cuối cùng chọn chiếc áo phông dài tay đen cổ lọ của Miyake tạo ra. Là một người bị ám ảnh bởi thiết kế mỹ thuật công nghiệp, Jobs mê mẩn cái áo khoác đồng phục mà Miyake tạo ra cho nhân viên Sony vào năm 1981. Làm từ chất liệu nylon, cổ áo không có ve, hai ống tay áo khâu phéc mơ tuya, tháo ra là thành một cái gillet mặc đi làm trong những ngày nóng nực.

Tinhte_Ao6.jpg

Isaacson viết, Jobs thích cái áo ấy, thích cảm giác kết nối trong công ty nhờ bộ đồng phục tới mức đem ý tưởng này quay về Cupertino đề cập, rồi bị nhân viên chê bai thẳng thừng ngay trên sân khấu cuộc họp.

Còn chiếc áo đen cổ lọ trứ danh được Jobs chọn làm "đồng phục" cho bản thân tới tận những ngày cuối đời thì "có sự thoải mái của một chiếc áo phông hay áo nỉ, nhưng cùng lúc lại có những đường nét nổi bật của một chiếc áo khoác." Miyake được cho là đã làm cho Steve Jobs "cả trăm chiếc áo như vậy". Cũng chính nhờ chiếc áo, Jobs trở thành "CEO nổi bật nhất hành tinh."

Và rồi cái áo trước kia chỉ gắn liền với hình ảnh những nghệ sĩ mơ mộng hay những kẻ mang ý đồ không mấy trong sạch, mặc đồ đen từ đầu đến chân cho đỡ bị chú ý, bỗng chốc trở thành một trong những biểu tượng pop culture, chứ chẳng riêng gì ngành thời trang. Sau khi Steve Jobs từ trần năm 2011, Miyake cũng cho dừng sản xuất chiếc áo cổ lọ này. Mãi tới năm 2017, một phiên bản mới hơi khác một chút, đặt tên là "The Semi-Dull T" mới ra mắt thị trường. Một chiếc cổ lọ đen sì như thế này cũng có giá ngót nghét 300 USD, không kém gì cái áo phông xám của Zuckerberg cả.

Tinhte_Ao7.jpg

Đó cũng là một ví dụ rõ ràng của quiet luxury. Tim Cook bây giờ cũng đã có trang phục riêng, chiếc sơ mi đen cổ gập, và chiếc áo này cũng đang dần trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi lần vị CEO Apple hiện giờ xuất hiện trước công chúng.

Rồi xét tới toàn bộ xu hướng quiet luxury cũng khiến chúng ta chú ý hơn nhiều vào những thương hiệu trước giờ chỉ có người giàu mới tiếp cận, để phô trương thanh thế một cách đầy tinh tế và thầm lặng. Một chiếc polo dệt dáng pointelle của Yuri Yuri có giá 610 USD. Một cái sơ mi trông rất bình thường của Thom Sweeney có giá 380 USD. Một chiếc cardigan len Cashmere của Luca Faloni giá 750 USD. Khi không có logo bên ngoài, chỉ những người sành sỏi mới phân biệt được cảm giác chất vải khi mặc những món trang phục bằng cả tháng lương của những người dân trung lưu, nó khác như thế nào so với việc mặc đồ Zara hay Uniqlo. Chỉ nội việc cái áo có thân và ống tay áo vừa in cơ thể người mặc, nó cũng đã khác xa việc mua đồ may sẵn rồi.

Tinhte_Ao9.jpg

Bản thân quiet luxury gần đây cũng được để ý hơn, có lẽ nhờ một series phim rất hay trên HBO: Succession. Câu chuyện xoay quanh gia đình nhà Roy, những người quản lý cả một đế chế truyền thông. Ở một khía cạnh có lẽ hơi vĩ mô, nó mô tả khá hoàn hảo tình hình kinh tế thế giới. Những bộ trang phục hay phụ kiện không hào nhoáng, nhưng mặc đồ nào là đẹp đồ ấy. Chẳng hạn như nhân vật Kendall mặc suit của Brunello Cucinelli, hoặc trong một tập phim khác, anh này đội một chiếc nón lưỡi trai trông rất bình thường, nhưng của Loro Piana làm ra, giá 525 USD.

Còn nhân vật Shiv Roy thì khỏi bàn. Trông trang phục của nhân vật này rất điềm đạm nền nã, nhưng đó đều là những tác phẩm của Tom Ford, Vince, Wilfred hay Reformation…

Tinhte_Ao10.jpg

Và kết cục, không, các tỷ phú công nghệ không ai mặc đồ rẻ tiền cả. Chúng cùng lúc phục vụ được cả ba yêu cầu. Thứ nhất là sự giản dị khiến họ gần gũi hơn với hàng tỷ người dùng các sản phẩm họ bán ra thị trường. Thứ hai là chúng đều được những nhà thiết kế và những nghệ nhân hàng đầu tạo ra, từng đường kim mũi chỉ không chê vào đâu được. Và thứ ba, nếu là người am hiểu, thì sẽ ngầm kính nể khối tài sản họ sở hữu, để mỗi ngày đổi một chiếc áo trông thì bình thường, nhưng sở hữu tag giá có thể khiến rất nhiều người giật mình.

Với những người có tiền, mua được những chiếc áo của Balmain, của Balenciaga hay Off-White là đủ mãn nguyện vì đam mê hàng hiệu rồi. Nhưng với những người có rất nhiều tiền, trong mắt họ, những cái áo được in những logo hay họa tiết khổng lồ của các nhà mốt nổi tiếng trông chẳng khác gì những bích chương quảng cáo di động cho những thương hiệu ấy cả.

CHUYÊN MỤC NGHỆ THUẬT LÀM GIÀU BỀN VỮNG
Khóa học Machine Learning cơ bản- Khoa học dữ liệu - AI
==***==

Khoá học Quản trị Chiến lược Dành cho Lãnh đạo Doanh nghiệp

Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
--- 

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!

Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công

Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán

Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.



Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp

Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu


Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khoa hoc hay
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel

Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng TableAU - Chìa khóa thành công!
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng SPSS - Chìa khóa thành công!


Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình 
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
Xây dựng website​​​​
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
Khoa hoc hay
MICROSOFT ACCESS



GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khoa hoc hay
Khóa hoc lập trình bằng Python tại đây

Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ

Để tham gia tất cả các bài học, Bạn nhấn vào đây 

Khóa học lập trình cho bé MSWLogo
Nhấn vào đây để bắt đầu học
Nhấn vào đây để bắt đầu học


Khóa học Ba, Mẹ và Bé - Cùng bé lập trình  TUYỆT VỜI

Khoa hoc hay

Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khoa hoc hay
Design Website

Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học 
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

Nguồn: Tinh Tế

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn