Lịch sử phát triển của hệ thống THAAD
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD, Terminal High Altitude Area Defense) là hệ thống phòng thủ tên lửa được Quân đội Hoa Kỳ phát triển. Ý tưởng về hệ thống THAAD lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1987 và hãng Lockheed Martin được Quân đội Hoa Kỳ chọn làm nhà thầu chính cho việc phát triển hệ thống này vào tháng 9 năm 1992.Trước khi phát triển nguyên mẫu vật lý, thì chính Lockheed đã đề xuất thiết kế cho hệ thống THAAD. Để xác thực cấu hình hoạt động dự định của thiết kế này, mã phần mềm cho Hiệu ứng Quang học Hàng không (AOE, Aero-Optical Effect) đã được phát triển. Điều này cho thấy chuyên môn kỹ thuật và cách tiếp cận sáng tạo của Lockheed Martin đã đóng một vai trò quan trọng cho việc họ được lựa chọn làm nhà thầu chính.
Hiệu ứng AOE là hiện tượng biến dạng và sai pha trong ánh sáng gây ra bởi sự thay đổi tính chất quang học khi ánh sáng đi qua trường có chiết suất thay đổi. Hiệu ứng này rất đáng kể trong các điều kiện bay tốc độ cao, chẳng hạn như những điều kiện mà hệ thống đánh chặn THAAD gặp phải. AOE có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị dẫn đường hồng ngoại trên hệ thống, ảnh hưởng đến độ chính xác của việc dẫn đường và có khả năng gây ra lỗi đánh chặn. Do đó, việc hiểu và giảm thiểu hiệu ứng AOE là rất quan trọng để cải thiện hiệu suất của thiết bị đánh chặn.

Xe tải chứa bệ phóng tên lửa, bộ phận tiêu biểu nhất trong hệ thống THAAD. Ảnh: Missile Threats.
Việc phát triển mã phần mềm AOE cho phép Lockheed mô phỏng và phân tích những hiệu ứng này trước khi phát triển nguyên mẫu vật lý. Điều này giúp đảm bảo rằng thiết kế sẽ hoạt động như mong đợi trong các điều kiện vận hành, từ đó giảm thiểu rủi ro liên quan đến thử nghiệm vật lý và giảm các vòng lặp thiết kế tiềm tàng.
Hệ thống THAAD được phát triển để đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa Scud của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Các tên lửa Scud đã truyền cảm hứng cho việc tạo nên hệ thống này, dù là THAAD chưa hề đánh chặn tên lửa Scud nào của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đang bay tới bằng động năng, nghĩa là thiết bị đánh chặn không mang đầu đạn và dựa vào lực tác động để tiêu diệt tên lửa đang bay tới.

Tên lửa đánh chặn của THAAD được phóng trong một cuộc tập trận năm 2013. Ảnh: Wikipedia.
Phương pháp này còn được gọi là công nghệ "hit-to-kill" (tạm dịch: va chạm rồi phá hủy). Nó dựa vào động năng hoặc năng lượng mà một vật thể sở hữu do chuyển động của nó để tiêu diệt tên lửa đang lao tới, thực hiện theo 4 bước cơ bản:
Bước 1: Hệ thống phòng thủ phát hiện tên lửa đang bay tới bằng radar và/hoặc vệ tinh.
Bước 2: Hệ thống phân biệt tên lửa hoặc đầu đạn với các mảnh vỡ, mồi nhử đi kèm và các biện pháp đối phó khác.
Bước 3: Hệ thống dự đoán vị trí mục tiêu và hướng dẫn thiết bị đánh chặn về phía đó.
Bước 4: Tên lửa đánh chặn sau đó va chạm với tên lửa đang bay tới trong không trung. Tác động ở tốc độ cao tạo ra một lượng lớn động năng, khi va chạm chuyển hóa thành lực hủy diệt. Lực này đủ để tiêu diệt tên lửa đang bay tới. Dù không hề có vụ nổ nào xảy ra ở đây liên quan đến vật liệu nổ nhưng vẫn có sự giải phóng năng lượng đáng kể do va chạm ở tốc độ cao.

Các bước đánh chặn cơ bản của THAAD, với radar hoạt động đầu tiên, sau đó đến hệ thống kiểm soát hỏa lực và thông tin liên lạc TFCC, bệ phóng và cuối cùng là tên lửa đánh chặn. Ảnh: The Drive.
Phương pháp đánh chặn này có một số ưu điểm. Nó giúp loại bỏ nguy cơ phát nổ đầu đạn, đặc biệt là đầu đạn hạt nhân và giảm thiệt hại phụ do không có mảnh nổ. Tuy nhiên, nó đòi hỏi hệ thống theo dõi và hướng dẫn cực kỳ chính xác để đảm bảo bắn trúng trực tiếp.

Xe tải chứa bệ phóng đang được đưa ra từ khoang máy bay vận tải C-17 Globemaster II trên đảo Guam, đây là loại phương tiện chính dùng để chuyên chở các thành phần trong hệ thống THAAD. Ảnh: Gagadget.
Một số quốc gia đã triển khai THAAD
Đơn vị khẩu đội THAAD đầu tiên được kích hoạt vào ngày 28 tháng 5 năm 2008 tại Fort Bliss, Texas mang tên Khẩu đội A-4. Là một phần của hoạt động bảo vệ ban đầu, Khẩu đội A-4 đã nhận được 24 thiết bị đánh chặn THAAD, ba bệ phóng THAAD, Hệ thống kiểm soát hỏa lực THAAD và radar THAAD. Việc kích hoạt tổ đội đầu tiên này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với cộng đồng Phòng không của Quân đội Hoa Kỳ và đưa họ tiến một bước gần hơn đến việc dùng THAAD để bảo vệ binh lính, bè bạn và các đồng minh trên toàn cầu. Kể từ đó, nó đã được triển khai ở một số quốc gia, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Israel, Romania và Hàn Quốc như sau:1. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE): UAE là quốc gia đầu tiên ngoài Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Hệ thống vũ khí THAAD của UAE đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo vào tháng 1 năm 2022, đánh dấu hoạt động đánh chặn đầu tiên sử dụng hệ thống vũ khí THAAD trong môi trường chiến đấu. Hệ thống đã chặn một tên lửa đạn đạo trong một cuộc tấn công chết người của phiến quân Houthi ở Abu Dhabi.
Quảng cáo
2. Israel: Quân đội Mỹ lần đầu tiên triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất THAAD ở Israel trong khuôn khổ cuộc tập trận với quân đội Israel. Việc triển khai nhằm mục đích thực hiện việc điều động hệ thống này một cách nhanh chóng trên khắp thế giới và phối hợp với lực lượng phòng không Israel chống lại các mối đe dọa như tên lửa đạn đạo tầm xa.
3. Romania: Hoa Kỳ tạm thời triển khai hệ thống THAAD tới Romania theo yêu cầu của NATO để hỗ trợ các nỗ lực của NATO ở Châu Âu. Việc triển khai là cần thiết trong thời gian bảo trì Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ Aegis ở Romania. Lực lượng đặc nhiệm được triển khai đến Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Deveselu, Romania, nơi họ tích hợp vào kiến trúc BMD hiện có của NATO trong thời gian bảo trì và nâng cấp định kỳ Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ Aegis đặt tại đó.
4. Hàn Quốc: Hệ thống THAAD của Hàn Quốc được thành lập tại Câu lạc bộ đồng quê Lotte Skyhill Seongju, để bảo vệ các căn cứ quân sự tại Pyeongtaek, Busan, Ulsan và Pohang. Khẩu đội ở Seongju có 6 bệ phóng, mỗi bệ được trang bị hệ thống radar, với 8 tên lửa đánh chặn trên mỗi bệ phóng. Hện giờ có vẻ như hệ thống lắp đặt này đang được nâng cấp.

Các bộ phận của THAAD trong cuộc triển khai ở Hàn Quốc năm 2017. Ảnh: Defense News.
Hệ thống THAAD được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công tên lửa hàng loạt và có tầm bắn xa. Mặc dù các cuộc thử nghiệm đánh chặn ban đầu không thành công nhưng hai cuộc thử nghiệm cuối cùng đã thành công.
Quân đội Hoa Kỳ đã thử thử nghiệm đánh chặn THAAD đầu tiên vào ngày 13 tháng 12 năm 1995 nhưng không thành công. Năm cuộc thử nghiệm liên tiếp diễn ra từ năm 1996 đến 1999 cũng đều thất bại. Những thất bại này phần lớn là do "sự thiếu sót về kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất hệ thống đánh chặn".
Hai cuộc thử nghiệm thành công gần đây nhất của hệ thống THAAD diễn ra vào năm 2007. Lần thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào tháng 1 năm 2007 tại Cơ sở thử nghiệm Tên lửa Thái Bình Dương (Pacific Missile Range Facility), Kauai, Hawaii, với cuộc thử nghiệm đánh chặn thành công ở tầng khí quyển cao. Cuộc thử nghiệm thành công thứ hai diễn ra vào tháng 4 năm 2007, với một cuộc đánh chặn ở giữa bầu khí quyển. Lần thử nghiệm cuối cùng ở căn cứ White Sands Missile Range, New Mexico diễn ra vào tháng 6 năm 2007, với cuộc thử nghiệm ở tầng khí quyển thấp. Bất chấp những thất bại ban đầu, hệ thống THAAD đã chứng minh được độ tin cậy nhất quán trong các cuộc thử nghiệm kể từ khi Lockheed Martin giành được hợp đồng phát triển để biến THAAD thành đơn vị hỏa lực quân sự chiến thuật cơ động vào năm 2000.

Từ trái sang là đơn vị làm mát, đơn vị xử lý dữ liệu/thiết bị điện, và ăng-ten radar AN/TPY-2. Ảnh: Missile Threat.
Quảng cáo
Vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, THAAD đã thực hiện hoạt động đánh chặn đầu tiên đối với một tên lửa đạn đạo tầm trung đang bay tới UAE (UAE là khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD). Sự kiện này đánh dấu hoạt động đánh chặn đầu tiên sử dụng hệ thống vũ khí THAAD trong môi trường chiến đấu. Cuộc đánh chặn nhằm đáp trả cuộc tấn công chết người của phiến quân Houthi ở Abu Dhabi. Hệ thống THAAD, do Lockheed Martin phát triển, đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung được sử dụng để tấn công một cơ sở dầu mỏ của UAE gần Căn cứ Không quân Al-Dhafra.

Hệ thống THAAD trong cuộc triển khai tới Israel vào năm 2019. Ảnh: Defense News.
Cuộc tấn công có sự kết hợp của tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái, nhằm vào các địa điểm dân sự ở UAE. Trong khi một số bị chặn, một số lại không, dẫn đến thương vong đáng tiếc cho ba thường dân vô tội.
Các thành phần chính của THAAD
Lockheed Martin là nhà thầu chính cho chương trình THAAD, và cũng cung cấp các tên lửa đánh chặn. Những thành phần chính của THAAD bao gồm xe tải chứa bệ phóng, tên lửa đánh chặn, radar, cũng như hệ thống kiểm soát hỏa lực và thông tin liên lạc (Thaad FCC). Trang bị cho một khẩu đội tiêu chuẩn bao gồm sáu xe tải chứa bệ phóng với tổng cộng 48 tên lửa luôn trong trạng thái sẵn sàng (mỗi xe có 8 tên lửa), một hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc, và một radar. Tuy nhiên, một khẩu đội cũng có thể vận hành đến chín xe chứa bệ phóng cùng lúc.
Hình ảnh thể hiện cách hệ thống THAAD được nối kết thông qua sợi cáp quang đến các thành phần khác nhau để phát hiện, nhận dạng và xử trí một tên lửa đang bay tới. Ảnh: Euro-sd.
Các bệ phóng được gắn trên những phương tiện gọi là Xe tải Chiến thuật Cơ động Mở rộng Hạng nặng A2 (HEMTT) do công ty Quốc phòng Oshkosh sản xuất. Bệ phóng gắn trên xe tải có thể được vận chuyển đến một chiến trường hoạt động bằng máy bay vận tải hoặc bằng tàu biển; bên trong chiến trường nó có thể di chuyển thông qua máy bay C-130, đường ray, đường bộ hoặc đường địa hình. Tính cơ động trên mặt đất của HEMTT bao gồm khả năng leo lên độ dốc tới 60% (khoảng hơn 30 độ) và lội qua nước sâu 1.2 mét. Mỗi bệ phóng mang được 8 tên lửa đánh chặn. Sau phóng tên lửa, bệ phóng có thể nhanh chóng được tải lại trên thực địa.

Hai xe tải HEMTT A2 với cabin không bọc thép tiêu chuẩn tại sân bay Bagram, tình Parwan của Afghanistan năm 2006. Ảnh: Wikipedia.
Vào tháng 10 năm 2022 Lockheed Martin đã công bố việc chuyển giao tên lửa đánh chặn thứ 700 cho Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA). Cột mốc được thiết lập trước đó vào 8/2021 là 600 tên lửa đã chuyển giao. Tên lửa đánh chặn dài 6.2 mét và nặng 662 kg khi phóng. Nó bao gồm một tầng tăng cường nhiên liệu rắn đơn, cùng với một phương tiện diệt động năng chứa đầy chất đẩy lỏng được đặt trên cùng, ngăn cách giữa chúng là một tầng trung gian. Tên lửa đạt được tốc độ lên đến 8 Mach (2,700 mét/giây). Ở tốc độ này nó sẽ đạt đến phạm vi đánh chặn tối đa của mình trong vòng chưa đầy 90 giây, không cho mục tiêu đang bay tới được bao nhiêu thời gian để né tránh.

Sơ đồ cấu tạo tên lửa của THAAD, bên dưới cùng là ống xả (Flare), tiếp theo là tầng tăng cường nhiên liệu rắn (Booster), tầng trung gian (Interstage), phương tiện diệt động năng (Kill Vehicle) và chóp bao bọc tên lửa (Shroud). Ảnh: Wikipedia.
THAAD tận dụng hệ thống radar mang tên Hệ thống Phòng thủ Tích hợp Raytheon AN/TPY-2 ở chế độ đầu cuối để dẫn đường cho tên lửa đánh chặn hướng đến mục tiêu, cung cấp dữ liệu theo dõi được cập nhật liên tục đến khi va chạm. Radar mảng điều pha băng tần X với độ phân giải cao này có thể phân biệt giữa đầu đạn tên lửa và các vật thể khác chẳng hạn mảnh vỡ tên lửa. Khi được triển khai ở chế độ đầu cuối thì AN/TPY-2 có khả năng xử lý tất cả các loại mối đe dọa tên lửa đạn đạo, đồng thời có phạm vi phát hiện và báo hiệu là 1,000 km. Bộ ăng-ten radar dài 12.8 mét và nặng 34 tấn có hai trục bánh xe phía sau; nó có thể được kéo đi cho mục đích vận chuyển và tháo rời khi vận hành. Nó được thiết kế như một phương tiện rơ-moóc trang bị bánh xe (trailer) có thể gắn theo sau xe đầu kéo HEMTT.

Radar AN/TPY-2 Raytheon làm nhiệm vụ phát hiện, phân loại và theo dõi các tên lửa đạn đạo và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn về phía các đầu đạn đang lao tới.

Mô hình thể hiện radar AN/TPY-2 được gắn vào sau xe tải HEMTT để vận chuyển. Ảnh: Free3D.
Đơn vị điều khiển hỏa lực và thông tin liên lạc (TFCC) kết nối các hệ thống con THAAD khác lại với nhau; lên kế hoạch và thực thi các giải pháp đánh chặn; đồng thời cung cấp một mặt bằng chung để các khẩu đội THAAD kết nối với các cấp chỉ huy và kiểm soát bên ngoài và tích hợp với hệ thống C2BMC.

Bộ phận TFCC giám sát các hoạt động của khẩu đội và chuyển tiếp thông tin điều khiển hỏa lực đến các đơn vị khác của lực lượng. Ảnh: Armyrecognition.
Các thành phần bổ sung thiết yếu của khẩu đội bao gồm các xe tải hỗ trợ Humvee, một phương tiện đơn vị phát điện chính tạo ra điện áp 4,160 volt, đơn vị xử lý dữ liệu và thiết bị điện, cũng như một phương tiện làm mát để duy trì nhiệt độ vận hành của radar. Các bộ phận khác nhau của khẩu đội cần phải được kết nối với nhau thông qua sợi cáp quang để cho phép vận hành. Theo các binh sĩ quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham gia vào việc vận hành THAAD, thì công tác thiết lập hay di chuyển đơn vị này có thể mất hàng giờ thậm chí nhiều ngày.

Xe Humvee của THAAD trong cuộc triển khai tại Hàn Quốc năm 2017.

Đơn vị năng lượng chính (Prime Power Unit) dành cho Radar AN/TPY-2 của THAAD đang được đưa lên máy bay vận tải C-17. Ảnh: Enerconpower.

Hình minh họa mô tả các bộ phận bổ sung của THAAD được kết nối thông qua cáp quang. Ảnh: Missile Threat.
Tương lai của Hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD
Việc đưa khẩu đội THAAD vận hành đầu tiên ra thực địa đã bắt đầu từ năm 2008. Hiện nay có bảy khẩu đội đang hoạt động, mà khẩu đội cuối cùng trong số này được thiết lập vào năm 2016. Hai trong số các khẩu đội này hiện được triển khai ở nước ngoài, một ở Hàn Quốc và một ở Guam. Ngoài ra vào hôm 21/10 Lầu Năm Góc thông báo Hoa Kỳ đã triển khai các hệ thống phòng không tầm cao THAAD và tầm trung Patriot mới tới Trung Đông, chỉ 14 ngày sau khi bùng phát các cuộc xung đột toàn diện giữa Israel với nhóm dân quân Palestine và Hamas. Trước đây cũng có các đợt triển khai ngắt quãng và đôi khi kéo dài được tiến hành đến lãnh thổ NATO, Nhật Bản và vài nước Trung Đông.
Dù rất tiên tiến và hiệu quả nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD cũng vấp phải nhiều sự phản đối, đặc biệt tại Hàn Quốc năm 2017. Ảnh: Csmonitor.
Cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA) thộc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đang tiến hành nghiên cứu về các hợp đồng phát triển THAAD trong tương lai. Việc này bao gồm bệ phóng THAAD, bộ phận điều khiển hỏa lực và thông tin liên lạc, tên lửa đánh chặn, thiết bị hỗ trợ đặc biệt, và phát triển cách tích hợp các bộ phận này vào một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nói chung. Ngoài ra, BAE Systems, công ty hàng đầu thế giới về công nghệ cảm biến tình báo và quân sự, đang thực hiện công việc thiết kế cảm biến tiên tiến nhằm nâng cao khả năng dẫn đường và cải thiện khả năng vô hiệu hóa nhiều mối đe dọa hơn cho hệ thống phòng thủ THAAD, trong khi tối ưu hóa khả năng sản xuất.
Hệ thống THAAD đã trải qua một số thay đổi kể từ khi ra đời. Ví dụ, nó đã được thiết kế lại để có hệ thống điều khiển và chuyển hướng vectơ đẩy mạnh mẽ hơn, máy tính được cải tiến và hệ thống điện tử hàng không được đơn giản hóa. Bất chấp những thất bại ban đầu trong các cuộc thử nghiệm đánh chặn do thiếu sót về kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, từ sau năm 2007 hệ thống THAAD sản xuất đã không thất bại trong cuộc thử nghiệm đánh chặn.
Hệ thống THAAD là một bước phát triển đáng kể trong công nghệ phòng thủ tên lửa. Nó đại diện cho một thành phần quan trọng của Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMDS) của Hoa Kỳ, cung cấp khả năng phòng thủ mạnh mẽ chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung bình và tầm trung.
Tổng hợp từ [1], [2].
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: Công nghệ mới