Sau 10 năm ròng rã nghiên cứu, các nhà khoa học tại Viện công nghệ Georgia, bang Atlanta, Mỹ đã tạo ra được chất bán dẫn nền graphene đầu tiên vận hành như ý muốn. Loại vật liệu từng được coi là giải pháp của tương lai này giờ trở thành một trong số những chất liệu tiềm năng thay thế cho silic nguyên chất trong ngành chip bán dẫn, từ đó vừa giúp tăng tốc quá trình nghiên cứu máy tính lượng tử, vừa giúp định luật Moore tiếp tục tồn tại và trở thành kim chỉ nam cho cả ngành bán dẫn.
Một loại vật liệu khác cũng tiềm năng không kém chính là kim cương nhân tạo:
Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tập trung vào việc tạo ra vật liệu epitaxial graphene với những đặc tính bán dẫn, viết tắt là SEC, hay còn được gọi bằng cái tên epigraphene từ Silicon Carbide. Ý tưởng được đưa ra là, electron chạy qua loại vật liệu bán dẫn này ở tốc độ cao hơn rất nhiều so với những transistor nền silic nguyên chất. Theo giáo sư vật lý Walt de Heer, transistor nền SEC cho phép electron di chuyển nhanh gấp 10 lần so với transistor trên những chip xử lý phổ biến hiện nay.
Để tạo ra vật liệu epigraphene, các nhà khoa học dùng tới quy trình đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua để tạo ra graphene, một hình thái phẳng dạng lưới tổ ong của carbon, vốn nổi tiếng vì nhiều tính chất, trọng lượng siêu nhẹ, độ cứng cao hơn thép nhiều lần, nhưng lại rất dễ tạo hình, dẫn điện dẫn nhiệt tốt mà lại có tính chất trong suốt…
Một loại vật liệu khác cũng tiềm năng không kém chính là kim cương nhân tạo:

Nhật Bản: Nghiên cứu cách làm wafer chip bán dẫn từ kim cương, thay thế cho silicon
Đó là nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc đại học Chiba, Nhật Bản, chủ biên cuộc nghiên cứu là giáo sư Hirofumi Hidai. Họ đang muốn thử nghiệm việc tạo ra cách để cắt kim cương một cách dễ dàng mà không gây nứt vỡ…
tinhte.vn
Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tập trung vào việc tạo ra vật liệu epitaxial graphene với những đặc tính bán dẫn, viết tắt là SEC, hay còn được gọi bằng cái tên epigraphene từ Silicon Carbide. Ý tưởng được đưa ra là, electron chạy qua loại vật liệu bán dẫn này ở tốc độ cao hơn rất nhiều so với những transistor nền silic nguyên chất. Theo giáo sư vật lý Walt de Heer, transistor nền SEC cho phép electron di chuyển nhanh gấp 10 lần so với transistor trên những chip xử lý phổ biến hiện nay.
Để tạo ra vật liệu epigraphene, các nhà khoa học dùng tới quy trình đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua để tạo ra graphene, một hình thái phẳng dạng lưới tổ ong của carbon, vốn nổi tiếng vì nhiều tính chất, trọng lượng siêu nhẹ, độ cứng cao hơn thép nhiều lần, nhưng lại rất dễ tạo hình, dẫn điện dẫn nhiệt tốt mà lại có tính chất trong suốt…
Đầu tiên, hai miếng silicon carbide (SiC) sẽ được đặt chồng lên nhau bên trong nồi nấu bằng than chì, bên trong ống thạch anh argon bọc cuộn dây đồng. Dòng điện tần số cao được đưa qua cuộn dây đồng, làm nóng nồi than chỉ nhờ cảm ứng điện từ, để đạt nhiệt độ 1000 độ C trong vòng 1 giờ đồng hồ. Lúc này, khi silic hóa hơi và bay khỏi bề mặt miếng silicon carbide, nó được thế chỗ bởi carbon, tạo ra một lớp graphene đơn dưới dạng 2 chiều, bề dày chỉ 1 nguyên tử carbon.
Vì tấm wafer graphene được tạo ra trong quá trình này là chất trung hòa điện tích, nên sau khi lấy ra khỏi lò đun, ngay lập tức nó bị pha tạp oxy. Các nhà khoa học phải giải quyết tình trạng này bằng cách nung wafer graphene lên nhiệt độ 200 độ C trong môi trường chân không. Và thế là chúng ta có epigraphene tạo ra từ chất nền silicon carbide.

Theo giáo sư de Heer, quy trình sản xuất này tương đối rẻ về chi phí. Chia sẻ với tạp chí IEEE Spectrum, giáo sư cho biết "miếng SiC chúng tôi dùng có giá chừng 10 USD, nồi nấu than chì chỉ có 1 USD, và ống thạch anh cũng chỉ có giá 10 USD."
Các nhà khoa học từ năm 2008 đã có ý tưởng tạo ra chất bán dẫn graphene bằng cách nung SiC trong môi trường chân không. Tuy nhiên trước đó thành quả nghiên cứu không có khoảng cách khe vùng (bandgap) cố định và đo đếm được, tức là không biết lúc nào chất bán dẫn có thể dẫn điện, lúc nào thì không. Hệ quả là transistor graphene khi ấy không thể bật tắt như ý muốn được. Giải pháp của giáo sư de Heer và các đồng sự đã giải quyết được tình trạng ấy.
Trước đây cũng từng có những nghiên cứu giải quyết tình trạng graphene tạo ra không có khe vùng cố định, ví dụ như thay đổi lớp đế substrate của wafer bán dẫn bằng những hình thái graphene khác, ví dụ dạng ống nano. Nhưng vì kích thước quá mỏng nên những giải pháp như thế này không được coi là thành công, vì cần sự chính xác rất cao khi đặt lớp wafer lên lớp đế.
Một giải pháp khác để tạo ra khe vùng giúp biến graphene thành chất bán dẫn là làm biến dạng lớp graphene. Tuy nhiên giải pháp này chỉ tạo ra khe vùng 0.2 eV, quá nhỏ để tạo ra được sản phẩm thực tế. Để so sánh thì chip xử lý silicon có khe vùng 1.12 eV. Graphene viện khoa học Georgia tạo ra có khe vùng 0.6 eV, đủ để xử lý logic, nhưng con chip tạo ra sẽ vận hành ở nhiệt độ thấp hơn.
Quảng cáo
Giáo sư de Heer cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với những cách tiếp cận vấn đề khác, vì chúng tôi đã tạo ra được những miếng wafer graphene lớn không lẫn tạp chất dựa vào chất liệu SiC nguyên chất và bề mặt siêu phẳng. SiC hiện giờ đã là vật liệu sẵn có trong ngành điện tử, độ phát triển và hoàn thiện cao, hoàn toàn tương thích với những giải pháp xử lý vi điện tử thông thường hiện nay."
Tạo ra vật liệu bán dẫn epitaxial graphene với khả năng cho phép electron di chuyển nhanh gấp cả chục lần so với transistor silic, đồng nghĩa với việc chip bán dẫn có thể vận hành ở xung nhịp tính bằng terahertz, chứ không phải gigahertz như hiện nay nữa. Tuy nhiên, để biến vật liệu này trở thành sản phẩm, ví dụ những chip xử lý máy tính lượng tử, thì vẫn còn quãng đường rất dài để các tập đoàn và các nhà nghiên cứu tìm ra cách ứng dụng thực tế. Bản thân giáo sư de Heer cũng thừa nhận, cần có những nghiên cứu cụ thể để xác định xem liệu graphene có thay thế được những chất siêu bán dẫn dùng trong máy tính lượng tử hiện tại hay không.
Còn với chip xử lý truyền thống, thì đảm bảo loại vật liệu graphene này tốt hơn nhiều so với silic, trở kháng thấp hơn rất nhiều, dẫn tới việc chip vận hành ở xung nhịp khỏe hơn, nhiệt độ chip thấp hơn. Nhưng để làm được điều này, thì quy trình gia công bán dẫn hiện tại, vốn phụ thuộc vào công nghệ quang khắc thạch bản tấm wafer silicon nguyên chất, sẽ phải thay đổi hoàn toàn.
Giáo sư de Heer nói như thế này: "Tôi nghĩ có thể so sánh thành quả này với việc anh em nhà Wright bay được 100 mét đầu tiên. Thành công hay không phụ thuộc vào việc bao nhiêu công sức được cả thế giới đổ vào để phát triển công nghệ."
Theo Techspot
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: Công nghệ mới