Header ads

Header ads
» »

Intel chia tách công ty có ảnh hưởng gì với giới công nghệ - Phần 1: Lịch sử

2024 này là một năm không mấy sáng sủa cho Intel - một công ty đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Thực tế thì không riêng năm nay mà nhiều năm trở về trước, Intel đã có những vấn đề nội tại, mà mình đã từng phân tích cách đây không lâu. Những vấn đề trên như những mầm bệnh, âm ỉ âm ỉ tích luỹ theo năm tháng và chỉ chờ tới "thời cơ thuận lợi" thì tất cả cùng bùng phát, quật ngã gã khổng lồ Goliath tưởng như là vô địch. Thực tế thì có những người cũng mang đầy bệnh trong người và tới ngày đột quỵ họ mới nhận ra bản thân không khoẻ mạnh như vẫn nghĩ...

'Sóng ngầm' ở Intel - GPU Ponte Vecchio bị 'kết án tử', dồn lực cho Falcon Shores

Dường như mọi di sản của Raja Koduri đều đang bị CEO Intel đương nhiệm "tẩy trắng". Giờ này năm ngoái, một nhân vật nổi tiếng từng làm việc cho cả ATI, AMD và Apple dọn dẹp nơi làm việc của mình tại Intel và khăn gói ra đi "khởi nghiệp" một công…
tinhte.vn


Điểm lại chút quá khứ

Thăm bảo tàng Intel - Lịch sử bán dẫn và những câu chuyện thú vị

Intel Museum đặt tại trụ sở chính của hãng ở Santa Clara, bang California, Mỹ, trưng bày những sản phẩm công nghệ bán dẫn cũng như lịch sử tập đoàn Intel. Bảo tàng được khởi công từ những năm đầu thập niên 80…
tinhte.vn



Intel ra đời vào 1968, bởi 2 sáng lập viên Gordon E. Moore và Robert Noyce - cả 2 đều từng là cựu thần ở Fairchild Semiconductor. Fairchild có thể nói chính là cái "vườn ươm" cho nhiều cái tên nổi tiếng ở Silicon Valley về sau này. Các sáng lập viên AMD thực tế cũng từng là các "Fairchildren" mà ra. Chính nơi đây mà kiến trúc MOSFET (planar) transistor được hoàn thiện (ban đầu do Bell Labs sáng chế ra nhưng không được quan tâm) và trở đây trái tim của hầu hết mọi con chip xử lý về sau này (cho tới khi bị thay thế bởi FinFET).

Thực tế, Intel ra đời trong bối cảnh nội bộ Fairchild bị lục đục, nhiều người đã bỏ đi từ trước. Moore và Noyce sau khi thấy ở lại là "chôn vùi giấc mơ" đã quyết định rũ áo ra đi. Năm tiếp theo, Jerry Sanders và 7 đồng sự khác cũng nối gót và AMD từ đó ra đời. Ban đầu thì Intel không có tên như này mà là kết hợp của cả Moore và Noyce. Nhưng họ không gọi thẳng ra như vậy vì sẽ nghe thành "more noise" mà viết tắt là NM (hoặc) MN Electronics. Tới cuối cùng, Intel được chọn vì là viết tắt của 2 từ INTegrated ELectronics và tồn tại liên tục cho tới ngày nay.

[​IMG]
Các sáng lập viên Intel gồm Andy Grove, Robert Noyce và Gordon Moore

Với bản chất cái tên trên, ban đầu các sản phẩm của Intel không phải chip x86 mà trải rộng trên nhiều phương diện, từ vi xử lý cho tới chip nhớ SRAM, DRAM, ROM... Đúng hơn vào những năm đầu tiên, chip nhớ mới là "mỏ vàng" công nghệ, vì không lưu được dữ liệu thì tính toán nhanh để làm gì? Và Intel hái được rất nhiều tiền trong những năm đầu từ đây.

Nhưng không chỉ có mỗi Moore với Noyce thấy được điều đó. Ngày nay chúng ta hay nghĩ Tàu là "trùm sao chép". Thực tế ở thế kỷ trước câu này tương ứng vào Nhật. Hầu như mọi sản phẩm điện tử phương tây đều bị Nhật "nhái" lại, và người Nhật cũng rất giỏi trong reverse engineering. Tới giữa thập niên 80, lợi nhuận Intel giảm mạnh trước các mẫu chip nhớ từ bên kia đại dương. Công ty Mỹ nhận ra bản thân cần phải có một hướng đi khác...

May thay vào lúc đó, người khổng lồ khác là IBM đang tung hoành thị trường với những cỗ máy IBM PC, và chúng cần một thứ khác - chip xử lý. Moore thấy được rằng PC là một thị trường hoàn toàn mới và ai sớm chiếm lĩnh nó thì sẽ "ăn được cả". Ông dồn lực vào xây dựng dòng sản phẩm 8086 và nó trở thành "chén cơm" chính của công ty này thay thế mảng chip nhớ đang bị cạnh tranh gay gắt.

KL-AMD-D8086.jpg
Một trong các sản phẩm "nhái" 8086 do AMD sản xuất

Ban đầu, 8080 và 8086 được Intel cho phép các công ty khác cùng tham gia sản xuất, như là một cách để IBM vẫn có nguồn cung chip cho những cỗ PC. Nhưng về sau, Andrew Grove (người được Moore mời về để quản lý công ty) thấy rằng để kịch bản chip nhớ không lặp lại thì Intel phải "độc quyền" x86. Grove bắt đầu kết thúc nhượng quyền sản xuất x86 cho các công ty khác và dồn hết năng lực sản xuất vào đây. Đến lúc này, Intel ngưng hầu như toàn bộ việc sản xuất chip nhớ, mà chỉ tập trung "trồng" x86. Đây cũng là thời điểm AMD buộc phải tự thiết kế lấy chip x86 của riêng mình.

Quảng cáo


Kết quả như chúng ta đã biết. Dù dưới góc độ người tiêu dùng thì hành động của Grove khiến cho thị trường mất tính cạnh tranh, nhưng ở góc độ tư bản mà nói thì cách làm này đã giúp Intel "độc tôn" mảng PC. Bản thân IBM cũng không ngờ được dù PC do công ty này đề ra nhưng người hưởng lợi nhiều nhất là Intel, khi kết hợp cùng Windows của Microsoft, mà chúng ta hay gọi là "đế chế" WinTel.

Con đường không chỉ có hoa hồng


Dù ngày nay (hoặc ít nhất là 5 năm trước), Intel gần như là cái tên không thể bị lật đổ vì sự thành công của x86, nó không có nghĩa mọi thứ mà Intel từng theo đuổi đều cho ra quả ngọt. Thực tế là... có lẽ chỉ duy nhất x86 là trái ngọt mà Intel trồng được, còn các phi vụ làm ăn khác không trầy da cũng tróc vảy, hoặc nếu không thì bình bình bậc trung - không tệ nhưng cũng không gọi là đột phá, xuất sắc.

Đầu tiên có thể kể tới chip ARM


Intel thực sự từng mua bản quyền từ ARM để sản xuất ra các sản phẩm này, dưới tên gọi XScale hoặc thương mại PXA. XScale được ra đời nhắm đến những chiếc di động "xịn xò" như BlackBerry của RIM; Treo hay Fire hay Tungsten của Palm; PDA hay Pocket PC của Sharp, Motorola (rất lâu trước khi khái niệm 'smartphone' ra đời).

Intel-PXA270.jpg
Con chip PXA 270 dựa trên kiến trúc ARM của Intel

Mục tiêu là thế song thị trường PDA lại không lớn. Một phần có lẽ vì Internet di động tại đầu thập niên 2000 chưa thực sự phát triển, nên số người dùng cần tới PDA không nhiều (như smartphone hiện nay - tin mình, không có mạng 3G/4G/5G thì smartphone không có giá trị gì cả). Kết quả sau 4 năm ra mắt (từ 2002), Intel quyết định bán XScale cho Marvell vì lãi không bao nhiêu mà chi phí R&D lại quá nhiều. x86 vẫn là chân ái với công ty này.

Quảng cáo



Chip nhớ flash NAND và 3D XPoint


Có một thứ có lẽ ít người nhớ tới là tại sao bộ đệm L1, L2, L3 của Intel thường trội hơn AMD? Đó là vì khởi thuỷ Intel là một công ty sản xuất chip nhớ (đã nói ở trên). Nhưng sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến Intel từ bỏ cuộc chơi từ cuối thế kỷ trước. Sang đầu thập niên 2000, khi bắt đầu "ăn nên làm ra", Intel có ý định quay lại mảng này nhưng thận trọng hơn bằng cách hợp tác với Micron. 2005, IM Flash Technologies (IMFT) ra đời như là đứa con chung của cuộc hôn phối bán dẫn này.

Ngày nay SSD không phải thứ gì quá mới mẻ và đắt đỏ. Nhưng 2 thập kỷ trước, nó là sự cách mạng cho cả ngành công nghệ. Dĩ nhiên là nó đắt và Intel "đánh hơi" được điều đó. IMFT quả thực là một thành công trong những năm đầu tiên.

what-is-intel-optane-memory-hero1551741925154.jpg
Optane vẫn là mẫu SSD nhanh nhất trên thị trường

Nối tiếp NAND, Intel cùng Micron cho ra đời một loại bộ nhớ mới có tên 3D XPoint hoặc tên thương mại Optane. 3D XPoint là dạng nằm giữa DRAM và NAND - trong khi vẫn có thuộc tính không mất dữ liệu (non-volatile) như NAND nhưng tốc độ truy cập gần ngang ngửa với DRAM. Tại thời điểm ra mắt (và có lẽ tới tận bây giờ), Optane là loại SSD nhanh nhất thị trường. Nhược điểm duy nhất là nó không phải chuẩn mở công nghiệp và gắn chặt với "hệ sinh thái" Intel.

Tuy thành công ban đầu là thế nhưng về sau, mọi thứ tỏ ra không êm đềm nữa. Sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ Hàn Quốc đã khiến cái bánh NAND teo tóp dần. Tuy rất "xịn" nhưng bản quyền đóng đã khiến 3D XPoint trở nên khó tiếp cận với thị trường. Đến 2021, Intel quyết định bán sạch mảng kinh doanh NAND cho SK Hynix (một đối thủ), tới 2022 thì Optane nói lời từ biệt thị trường. Những sự kiện này xảy ra dưới triều đại của Brian Krzanich.

Trầy trật làm GPU


Dù hôm nay chúng ta nghe nhiều tới dòng card Intel Arc (cũng đang chênh vênh không kém) nhưng trong quá khứ, công ty này cũng từng "thử sức" GPU vài lần. Lần đầu là card Intel740 vào 1998. Nó là mẫu card AGP đầu tiên trên thị trường (trong khi các đối thủ vẫn dùng giao tiếp PCI - PCI, không phải PCI Express). Lúc đầu, báo giới cho rằng Intel740 sẽ làm mưa gió vì sử dụng giao tiếp tốt hơn PCI, tuy nhiên sản phẩm này lại có gót chân Achilles ở chỗ tốc độ GPU thấp và dung lượng VRAM eo hẹp. Lý do vì Intel muốn hạ chi phí xuống để có thể sản xuất được số lượng lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường. Kết quả dù "tân tiến" hơn với AGP, Intel740 vẫn "thua chặt" trước các đối thủ PCI khác. Sau 2 năm ra mắt, Intel lặng lẽ "rút êm" khỏi cuộc chơi.

8 năm sau đó, Intel quay lại mặt trận GPU (chỉ còn AMD/ATI và NVIDIA) với dự án Larrabee. Nhưng lần này, thay vì nhắm đến mảng GPU phổ thông, Intel định vị Larrabee là một GPGPU dùng cho server/siêu máy tính. Với mục tiêu như thế, thay vì sử dụng thiết kế xử lý rasterize như các GPU khác (gắn liền với ống lệnh DirectX hay OpenGL), Larrabee thuần tuý sử dụng hàng chục nhân x86 (đơn giản) và vận hành chúng như các đơn vị xử lý SIMD. Nói cách khác, đây là GPU được "giả lập" từ hàng chục CPU "con" (cũng như có người từng dùng chip AMD EPYC làm GPU chơi Crysis).

Intel-Xeon-Phi-Lineup copy.jpg
Xeon Phi có thể chạy đồ hoạ "cùi" nhưng làm siêu máy tính rất đáng gờm

Vì đặc trưng như thế, Larrabee có năng lực rasterize khá tệ, bù lại thì nó rất mạnh để làm bộ xử lý song song (co-processor). Về sau, Larrabee có tên thương mại là Xeon Phi và cạnh tranh với dòng card Tesla của NVIDIA. Xeon Phi gây được tiếng vang khi là 1 trong 2 bộ xử lý chính trên siêu máy tính Tianhe-2 của Trung Quốc. Cỗ máy này đứng đầu TOP500 liên tục trong 6 lần ấn bản từ tháng 6/2013 tới 11/2015. Vì thế tuy không hẳn là một GPU thuần tuý, Larrabee vẫn có thể xem là một sản phẩm thành công của Intel. Ấn bản tháng 11/2016 của TOP500 vẫn ghi nhận 2 siêu máy tính trong top 10 dùng Xeon Phi bản mới nhất.

Mọi thứ với Xeon Phi vẫn tốt cho tới 2017, khi Intel quyết định xây dựng 1 kiến trúc GPU mới tên gọi Xe. Việc phát triển Xeon Phi bị dừng lại và tới 2020 thì "qua đời". Chi tiết đáng chú ý là Raja Koduri vừa nghỉ việc ở AMD được vài ngày thì có mặt ở Intel và xuất hiện những quyết định này. Quả là trùng hợp!

Itanium (IA-64) và WiMAX


Có thể nói những vụ kinh doanh "sôi hỏng bỏng không" của Intel vẫn còn dài. Chúng ta điểm thêm 2 ví dụ nổi bật khác. Vào cuối thập niên 90, Intel và HP cùng muốn làm ra một kiến trúc mới tốt hơn x86 (hay IA-32) lúc bấy giờ chỉ hỗ trợ 32-bit. Cả 2 cùng đi tới kết luận sử dụng triết lý VLIW trong đó Intel làm ra con chip còn HP phụ trách phát triển các tập lệnh (ISA). Tại thời điểm đó, IA-64 thu hút được mối quan tâm của nhiều hãng khác và giới công nghệ đã nghĩ rằng đây sẽ là tương lai sau x86.

Song thực tế việc phát triển IA-64 phức tạp hơn các dự tính ban đầu. Tới 4/10/1999, con chip Itanium đầu tiên mới được công bố (chậm hơn 1 năm). Nhưng Intel không ngờ tới việc AMD đã thủ sẵn bài... 5/10/1999, "David" công bố bộ tập lệnh AMD64 (hay x86-64) cho phép kiến trúc x86 xử lý được tập lệnh 64-bit, mà vẫn tương thích tốt với kiến trúc cũ. Người khổng lồ "Goliath" choáng nặng và Itanium trở thành Titanic. IA-64 vẫn tiếp tục được Intel lẫn HP phát triển nhưng sự tồn tại của nó gần như vô nghĩa. Tới 2023, Linux chính thức từ bỏ hỗ trợ kiến trúc này.

Cellular-network-standards-and-generation-timeline.jpg
Lược sử các công nghệ sóng di động từ 1980 cho tới nay

Giống với IA-64, WiMAX là một canh bạc mà Intel cũng tốn tâm cơ rất nhiều. Tuy Internet đã bắt đầu phổ biến từ thập niên 90, song phần lớn vẫn là mạng có dây với cổng LAN và cable Ethernet. Để là di động đúng nghĩa thì bắt buộc phải không dây, và để ở đâu cũng có thể online thì gần như phải dựa trên các trạm phát tầm xa với bán kính hàng chục km. Intel thấy rõ điều này và cũng muốn chiếm lĩnh thị trường. Vậy là WiMAX Forum ra đời vào 2001 với mục tiêu chuẩn hoá liên kết băng thông rộng không dây. Về cơ bản thì sự phát triển của WiMAX và chiến lược của Intel là đúng đắn và hợp lý. Có khá nhiều quốc gia lẫn nhà mạng hỗ trợ tiêu chuẩn này.

Nhưng thứ mà Intel không kiểm soát được là thị trường. Hay đúng hơn là tâm lý của các nhà mạng (telco). Intel suy cho cùng, là một công ty máy tính. Còn nhà mạng là các công ty di động. Không ai thích một "kẻ ngoại lai" xâm phạm lãnh địa của mình. Vậy nên dù đầu thập niên 2000 là cuộc đấu của rất nhiều chuẩn không dây như GSM, UTMS, CDMA… Tới 2008, các telco bắt đầu chuẩn hoá LTE để đạt được sự thống nhất trong việc phát triển hạ tầng mạng di động. Vì thế dù đi sau WiMAX, ngày nay LTE là tiêu chuẩn 4G phổ biến nhất hành tinh. WiMAX đạt mức phát triển tối đa vào đầu thập niên 2010 nhưng dần dần tụt lui lại. Chuẩn 5G hiện tại tiếp tục được các telco phát triển. Intel dĩ nhiên không được "chào đón" ở sân chơi này.

Intel chia tách công ty có ảnh hưởng gì với giới công nghệ - Phần 2: Cuộc chơi bán dẫn

Khóa học Machine Learning cơ bản- Khoa học dữ liệu - AI
==***==

Khoá học Quản trị Chiến lược Dành cho Lãnh đạo Doanh nghiệp

Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
--- 

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!

Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công

Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán

Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.



Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp

Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu


Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khoa hoc hay
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel

Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng TableAU - Chìa khóa thành công!
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng SPSS - Chìa khóa thành công!


Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình 
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
Xây dựng website​​​​
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
Khoa hoc hay
MICROSOFT ACCESS



GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khoa hoc hay
Khóa hoc lập trình bằng Python tại đây

Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ

Để tham gia tất cả các bài học, Bạn nhấn vào đây 

Khóa học lập trình cho bé MSWLogo
Nhấn vào đây để bắt đầu học
Nhấn vào đây để bắt đầu học


Khóa học Ba, Mẹ và Bé - Cùng bé lập trình  TUYỆT VỜI

Khoa hoc hay

Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khoa hoc hay
Design Website

Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học 
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

Nguồn: Tinh Tế

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn