Header ads

Header ads
» »

Phân tích kỹ thuật vi xử lý máy chủ Intel Xeon 6900P - Phần 1

Cho dù thời gian "trị vì" ở đỉnh cao nhất của thị trường CPU máy chủ quá ngắn, thế nhưng không thể phủ nhận Granite Rapids vẫn là một sản phẩm nổi bật của Intel, mang ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay.

Một điều chắc chắn không bàn cãi vào lúc này là con chip server mạnh nhất hành tinh đang do AMD nắm giữ. Dựa trên kiến trúc Zen 5 mạnh mẽ cùng tiến trình TSMC N4/N3, EPYC 9005 Turin "đè bẹp" tất cả, từ lứa gà nhà vừa xuất hiện năm ngoái cho tới cựu thù x86 lẫn cả các đại diện Arm (trên server). Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng, đứng đầu như thế không có nghĩa AMD hoàn toàn có thể ăn no ngủ kỹ mà không phải đề phòng gì đối thủ.

Vừa ra mắt, AMD EPYC 9005 đã lên ngôi vương hiệu năng server

Vậy là sau thời gian dài đồn đoán, dòng chip server mới nhất của AMD dựa trên kiến trúc Zen 5 Turin (EPYC 9005) cũng chính thức ra mắt. Điều đáng nói là buổi công bố này diễn ra chỉ hơn 2 tuần sau khi Intel tung ra Granite Rapids (Xeon 6900P) hồi…
tinhte.vn


Xeon 6900P hay Granite Rapids có thể đã thua trước Turin. Nhưng không có nghĩa mọi chuyện đã kết thúc. Trong khuôn khổ bài này và phần kế tiếp, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn Granite Rapids và nhận định dài hơn về thị trường server cho vài năm tới.

Lược sử thị trường server


Ngày nay khi mà ai ai cũng có thể sở hữu ít nhất một smartphone, thì có nghĩa ít nhất chúng ta đang có trong tay một chiếc máy tính thu nhỏ và dĩ nhiên là một con chip xử lý. Kỷ nguyên Internet Vạn vật (IoT) giúp cho công nghệ trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, thậm chí kể cả khi người dùng không hiểu gì về công nghệ. Nhưng cái nền tảng của IoT, ngoài hạ tầng Internet, thì không thể không có các datacenter hay cụ thể hơn là các server vận hành liên tục 247/365. Thực tế ngay chính ở khoảnh khắc bạn đang đọc những dòng này, thì chúng được cung cấp bởi các server liên tục gửi/nhận dữ liệu tới chiếc PC hay smartphone của bạn.

old-mainframe-computer.jpg
Trước khi Internet ra đời, mainframe là những cỗ máy khổng lồ chứa hầu hết mọi dữ liệu

Nửa thế kỷ trước, lúc Internet chỉ mới ở dạng phôi thai trong phòng lab, dĩ nhiên không có cảnh người người ngồi cắm mặt vô cái điện thoại để xem tin tức hay giải trí. Tuy nhiên nhân loại đã có máy tính mà cụ thể hơn là những cỗ máy đơn lẻ được liên kết tương đối rời rạc với nhau. Chúng ta có băng VHS, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang, máy in, thậm chí cả máy fax để trao đổi dữ liệu qua đường điện thoại. Nhưng quan trọng hơn cả là những chiếc mainframe khổng lồ giữ vai trò "trái tim" của các công ty lúc bấy giờ, những gì quan trọng nhất sẽ được lưu trữ, trao đổi và xử lý trên những cỗ mainframe ấy. Thời gian đầu do chưa có Internet nên mainframe chủ yếu hoạt động trong mạng nội bộ, tới khi Internet dần phổ biến rộng rãi thì cái tên server được sử dụng nhiều hơn. Ngày nay, mainframe trở thành một từ "cổ" hiếm khi được dùng.

Neo and Architect.jpg
Khung cảnh iconic khi Neo gặp gỡ Architect, lý giải toàn bộ sự tồn tại của Matrix

Ngoài lề một chút nếu bạn có từng xem series Matrix (không tính phần 4 nhảm), thì mainframe được sử dụng rất nhiều trong các đoạn thoại, mà ý nghĩa và vai trò thực tế chính là server mà chúng ta đang dùng trong hôm nay. Khi nào bạn mở mạng để vào Internet xem cái này tìm cái kia thì khi đó cũng tương đương như bạn đang "cắm vào" hệ thống (plug into the matrix).

Nhưng nhắc lại vấn đề mainframe/server từ "xa xưa" cho tới "hiện tại" chủ yếu để bạn thấy, dù ở bất kỳ giai đoạn nào của ICT, một cỗ máy tính mạnh mẽ làm việc bền bỉ 247/365 là điều bắt buộc. Bất kể là bạn dùng smartphone, PC, game console, smart TV, smart car... cứ hễ bạn cần plug into the matrix, bạn phải có server để đáp ứng (server - người phục vụ). Có thể nói IoT sẽ không thể tồn tại mà không có server. Ngay cả khi bạn làm phần mềm hay ứng dụng hay dịch vụ cloud thì cái cốt yếu bắt buộc phải có vẫn là server hay hạ tầng ICT. Không có chúng làm sao VNeID hay Shopee hay Tiktok tồn tại được?

VNeID.jpg
Không có server thì app tiên tiến tới đâu cũng không thể làm việc

Quảng cáo



Intel và Xeon


Bạn có thể sẽ có chút ngạc nhiên, nhưng những con chip Xeon lại không phải dòng sản phẩm lâu đời nhất của công ty này. Thực tế Intel tồn tại được 30 năm mới bắt đầu làm ra Xeon, vốn là chip server dựa trên x86. Tất nhiên không thể không nhắc tới Itanium hay IA-64 ra đời sớm hơn Xeon một thập kỷ. Nhưng Itanium đã "chìm nghỉm" từ lâu nên không cần nói nhiều. Chỉ có một chi tiết là Itanium được Intel và HP cùng hợp tác như một nỗ lực để chen chân vào mảng mainframe nơi mà "cây đa cây đề" như IBM, Sun (Oracle mua lại), Siemens, Fujitsu, DEC, NEC... ngự trị.

HotChips2020-Server-Processors-IBM.jpg
Từng là tượng đài công nghệ nhưng IBM ngày nay hết sức mờ nhạt

Chuyện khôi hài ở đây là dù ban đầu Intel không định phát triển x86 "rực rỡ" như ngày nay, nhưng "sự cố" x86-64 do AMD khởi xướng đã reset lại toàn cõi Matrix. Những người khổng lồ mainframe lần lượt gục ngã, kết quả là ngày nay, thị phần server không-phải-x86 chỉ nhỉnh hơn 10%. Đáng nói hơn là cả những đối thủ không làm ra chip x86 như Sun hay IBM cũng có các sản phẩm dựa trên x86. Điều này cho thấy x86 gần như "độc bá" toàn cõi server. Nếu lướt qua danh sách siêu máy tính TOP500 mỗi năm 2 kỳ, thực sự khó tìm được hệ thống nào không có chip x86 (không Xeon thì cũng là EPYC/Opteron).

June 2024 - TOP500.png
Danh sách TOP500 mới nhất với phần lớn hệ thống siêu máy tính dùng chip x86

Quảng cáo


Nói như thế để thấy, tuy là kẻ tới sau trong cuộc chơi mainframe/server, nhưng x86 đã áp đảo hoàn toàn các đối thủ như thế nào. Trong đó, Xeon có những tháng năm "rực rỡ" nhất khi AMD gần như biến mất khỏi thị trường (Opteron không có sản phẩm nào mới nữa). Không có cạnh tranh, Xeon Scalable được thể "làm mưa làm gió" mãi tới khi EPYC ra đời, nhưng đây cũng là lúc Xeon đạt giá trị cực đại trong đồ thị hàm số của mình. Mà tất lẽ dĩ ngẫu, sau cực đại dĩ nhiên là đồ thị đi xuống...

IDC Server Market Forecast 2023 - 2025.png
Thống kê và dự báo thị phần chip server tới 2025 của IDC

Top server makers 202403.png
Thị phần các hãng sản xuất server đứng đầu thế giới. Nguồn: Statista

Sự đi xuống này tất nhiên bắt nguồn từ ban lãnh đạo - nhà dột từ nóc. Như mình đã phân tích từ trước, các xáo trộn đến từ nhân sự cấp cao cho tới năng lực sản xuất chip. Cả Xeon nói riêng và Intel nói chung cùng tụt lùi, từ Cascade Lake (14 nm) trở đi, các thế hệ Xeon sau đó không chỉ ra mắt muộn màng mà còn thua kém EPYC, thậm chí còn thua cả AmpereOne của Ampere mới "chập chững vào đời". Intel thực sự cần phải "lột xác" nếu không muốn trở thành một IBM hay Nokia thứ hai.

'Sóng ngầm' ở Intel - GPU Ponte Vecchio bị 'kết án tử', dồn lực cho Falcon Shores

Dường như mọi di sản của Raja Koduri đều đang bị CEO Intel đương nhiệm "tẩy trắng". Giờ này năm ngoái, một nhân vật nổi tiếng từng làm việc cho cả ATI, AMD và Apple dọn dẹp nơi làm việc của mình tại Intel và khăn gói ra đi "khởi nghiệp" một công…
tinhte.vn


Granite Rapids, đi xa để trở về

Kết quả benchmark chip server Xeon 6 của Phoronix: Nơi E-core toả sáng

Bạn có đang làm việc đúng chuyên ngành không? Câu hỏi này có thể sẽ làm nhiều người "bị nhột" nhưng nó là điều đã/đang diễn ra với E-core của Intel bao lâu nay. Có lẽ bạn đã từng học làm kỹ sư, thiết kế, quản trị kinh doanh...
tinhte.vn


Trước khi nói sâu về kỹ thuật, chúng ta cần phân biệt một vài vấn đề về thương hiệu và phân khúc thị trường. Thực tế Xeon 6 có tới 2 dòng sản phẩm khác nhau, 1 dòng sử dụng nhân P-core Granite Rapids và dòng còn lại là nhân E-core Sierra Forest. Đây là điểm nhấn quan trọng với Intel vì từ nay họ sẽ có 2 sản phẩm đánh vào 2 nhóm khách hàng server khác nhau (1 bên cần hiệu năng cao, 1 bên cần hiệu quả kinh tế cao). Trước đây Xeon chỉ có duy nhất 1 kiến trúc dùng cho tất cả nên không thể "phủ" hết thị trường. Hướng đi này có thể nói tương tự AMD khi vừa có sản phẩm Zen 4/5 lẫn Zen 4c/5c nhắm vô nhiều đối tượng khách hàng.

Intel Xeon 6 Roadmap.jpg
Lộ trình Xeon của Intel cho tới 2025 gồm 2 dòng P và E

Thực tế Xeon 6 không chỉ có 6900P hay 6700E, đây chỉ là 2 dòng sản phẩm đầu tiên xuất hiện trong 2024. Sang năm sau, Intel sẽ bổ sung thêm các model 6900E, 6700P, 6500P, 6300P. Có thể thấy con số không nói lên bản chất con chip mà là cái đuôi P hay E tương ứng với việc chúng xài P-core hay E-core để tính toán. Ở đây, chúng ta chỉ nói về 6900P mà cụ thể là Granite Rapids.

Intel Xeon 6 vs. EMR.jpg
So với thế hệ trước, Granite Rapids thực sự có cải thiện ấn tượng

Được xây dựng trên P-core, cụ thể là Redwood Cove, Granite Rapids được đặt trọng tâm dành cho server cao cấp, vốn để thay vị trí mà Sapphire Rapids/Emerald Rapids đã/đang nắm giữ. Dựa trên con số "thô" mà nói, Granite Rapids mạnh tối thiểu gấp đôi và có mức hiệu năng/tiêu thụ điện tối thiểu gấp rưỡi Emerald Rapids. Đây là mức cải thiện rất ấn tượng, nếu bạn so sánh với các đối thủ khác, hầu như rất khó đạt được chênh lệch nhiều đến thế giữa 2 thế hệ sản phẩm chỉ cách nhau 1 năm trời.

Chiplet nhưng theo cách của Intel


Một xu thế gần như không thể tránh trong 2024 (trở về sau) này là nếu bạn muốn làm một con chip bự, bạn phải dùng chiplet/MCM. Không phải bạn không thể làm với thiết kế đơn chip (monolithic) nhưng kích thước càng lớn thì hiệu suất bán dẫn càng giảm đồng nghĩa với chi phí rất cao và rất khó để đạt sản lượng lớn. Và đương nhiên nếu kích thước không đủ lớn thì không đủ sức mạnh để cạnh tranh, cho nên dù muốn hay không, chiplet là con đường duy nhất cho Intel lúc này nếu muốn tồn tại ở mặt trận server.

Intel Xeon 6 Core Package.jpg
Các phiên bản Granite Rapids khác nhau dựa trên số die compute mà nó sở hữu

Tuy vậy giữa AMD và Intel vẫn luôn có khác biệt trong cách làm chiplet. Nếu hướng đi của AMD là "chẻ" die CCD ra thật nhỏ rồi liên kết tất cả bằng một die I/O thật bự ở giữa, thì Intel hoàn toàn ngược lại. Trong con mắt Intel, die compute (tương tự CCD) bắt buộc phải bự và luôn ở giữa, die I/O có thể "chẻ" nhỏ và nằm ở xung quanh. Cách làm này có ưu điểm là cho phép liên kết được được nhiều socket CPU trên cùng một server hơn (có thể đạt cấu hình 8P). Còn hướng đi của AMD một server chỉ gắn tối đa được 2 CPU (cấu hình 2P). Tuy nhiên thực tế mà nói các cấu hình 4P/8P có thị phần rất nhỏ, ngày nay đa số các trung tâm dữ liệu chủ yếu xài 2P vì chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn khá nhiều. Đặc biệt nếu cần trang bị để gắn thêm GPU hay bộ tăng tốc AI thì nhiều socket CPU cũng không để làm gì.

Intel Xeon 6900P vs. 6700E.jpg
Xeon 6900P trên lý thuyết cho phép đạt cấu hình 8P (8S)

Lại nói về die compute, Intel vẫn thích làm die bự hơn die nhỏ như AMD. Bên AMD ngoại trừ trường hợp Zen 5c có 16 nhân/CCD ra thì die Zen 5 chỉ có 8 nhân/CCD, nên model Turin thấp nhất chỉ có 8 nhân (EPYC 9015). Nhưng Intel không thế, thực tế Granite Rapids có tới 2 die compute khác nhau, trong đó phiên bản "thấp nhất" LCC có tới 16 nhân, còn bản "phổ thông" HCC lên tới 48 nhân! Cũng vì "thích" die bự nên nhược điểm là chúng sẽ dễ bị lỗi nhiều hơn, điều này dẫn tới việc phiên bản 2 die compute XCC chỉ có 86 nhân (2x 48 - 10) chạy tốt. Và bản cao cấp nhất 3 die compute UCC còn lại 128 nhân (3x 48 - 16). Túm lại lựa chọn nào cũng có 2 mặt cả, hoàn hảo là thứ không thể xảy ra.

Phân tích kỹ thuật vi xử lý máy chủ Intel Xeon 6900P - Phần 2

Khóa học Machine Learning cơ bản- Khoa học dữ liệu - AI
==***==

Khoá học Quản trị Chiến lược Dành cho Lãnh đạo Doanh nghiệp

Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
--- 

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!

Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công

Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán

Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.



Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp

Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu


Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khoa hoc hay
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel

Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng TableAU - Chìa khóa thành công!
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng SPSS - Chìa khóa thành công!


Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình 
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
Xây dựng website​​​​
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
Khoa hoc hay
MICROSOFT ACCESS



GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khoa hoc hay
Khóa hoc lập trình bằng Python tại đây

Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ

Để tham gia tất cả các bài học, Bạn nhấn vào đây 

Khóa học lập trình cho bé MSWLogo
Nhấn vào đây để bắt đầu học
Nhấn vào đây để bắt đầu học


Khóa học Ba, Mẹ và Bé - Cùng bé lập trình  TUYỆT VỜI

Khoa hoc hay

Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khoa hoc hay
Design Website

Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học 
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

Nguồn: Tinh Tế

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn