Với bản cập nhật firmware vừa mới được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép, món đồ chơi công nghệ được hàng triệu người sử dụng trên toàn thế giới, Apple AirPods Pro thế hệ 2 có thể biến thành một chiếc máy trợ thính với mức giá chỉ hơn 5 triệu Đồng. Bỗng nhiên, cặp tai nghe không dây được hàng triệu người sử dụng hàng ngày để nghe nhạc hay gọi điện hoàn toàn có thể thay thế cho những sản phẩm chuyên biệt được các nhà sản xuất thiết bị y tế tạo ra, rồi phải nhận được cấp phép của FDA trước khi bán ra thị trường phục vụ những người khiếm thính.
Tính năng đi kèm với AirPods Pro 2 phục vụ những người có vấn đề về thính giác được Apple gọi là Hearing Aid và Hearing Test. Bước đầu tiên, anh em sẽ làm bài test thông qua cặp tai nghe không dây, là Hearing Test. Một loạt những âm thanh sẽ được phát qua tai nghe để xác định khả năng nhận biết những dải sóng âm của màng nhĩ anh em.
Sau đó, phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm với Hearing Test, Hearing Aid sẽ vận hành, điều chỉnh âm thanh để dễ nghe hơn, từ âm lượng, dải sóng âm và cả cân bằng âm lượng ở hai bên tai nghe sao cho đồng đều. Tuy nhiên, những tính năng này phải nõi kỹ hơn, là chúng sẽ chỉ có ích đối với những người gặp những vấn đề về thính giác ở mức nhẹ hoặc trung bình. Còn một khi đã khiếm thính hoàn toàn thì AirPods Pro cũng không giúp gì được.

AirPods Pro 2 sẽ có tính năng trợ thính đạt chuẩn FDA
Vậy là buổi giới thiệu sản phẩm khá tẻ nhạt của Apple rồi cũng trôi qua. Giờ là lúc mình ngồi mò xem trong đống sản phẩm hãng này giới thiệu có cái gì thực sự khác biệt không. Một trong những thứ mình thấy thực sự có ích đó là loạt tai nghe AirPods…
tinhte.vn
Tính năng đi kèm với AirPods Pro 2 phục vụ những người có vấn đề về thính giác được Apple gọi là Hearing Aid và Hearing Test. Bước đầu tiên, anh em sẽ làm bài test thông qua cặp tai nghe không dây, là Hearing Test. Một loạt những âm thanh sẽ được phát qua tai nghe để xác định khả năng nhận biết những dải sóng âm của màng nhĩ anh em.
Sau đó, phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm với Hearing Test, Hearing Aid sẽ vận hành, điều chỉnh âm thanh để dễ nghe hơn, từ âm lượng, dải sóng âm và cả cân bằng âm lượng ở hai bên tai nghe sao cho đồng đều. Tuy nhiên, những tính năng này phải nõi kỹ hơn, là chúng sẽ chỉ có ích đối với những người gặp những vấn đề về thính giác ở mức nhẹ hoặc trung bình. Còn một khi đã khiếm thính hoàn toàn thì AirPods Pro cũng không giúp gì được.
Tạm bỏ qua khía cạnh công nghệ và thị trường, việc Apple cho ra mắt những tính năng như Hearing Aid và Hearing Test chính là thứ mà nhiều nhà cải cách trong quốc hội Mỹ muốn. Hồi năm 2017, hạ viện Mỹ đã có dự thảo luật khiến FDA phải phát triển những chế tài quản lý chất lượng của những giải pháp trợ thính mà mọi người Mỹ đều có thể mua và sử dụng, không cần đơn của bác sĩ.
Ý tưởng khi ấy là, các nhà lập pháp Mỹ muốn thay đổi mô hình kinh doanh thiết bị trợ thính vốn bị một vài tập đoàn y tế lớn kiểm soát. Trước kia, một người khiếm thính sẽ chỉ được phép mua những thiết bị trợ thính thông qua những chuyên gia y khoa có giấy phép hành nghề, giá vài nghìn USD một cặp. Lấy ví dụ HearingLife, máy trợ thính của họ có giá dao động từ 1000 đến 3500 USD một chiếc, muốn mua một cặp thì nhân đôi số tiền đó lên, ví dụ như dưới đây:

Tìm cách thay thế cách kinh doanh tập trung hoàn toàn vào lợi nhuận thay vì lợi ích sức khỏe cộng đồng như vậy, các nhà lập pháp Mỹ đã tìm ra cách để cho phép người dân nước này tự đi mua những thiết bị mà không cần đơn của bác sĩ chuyên khoa thính giác, từ đó giúp ích cho đa số, trong tổng số hơn 30 triệu người Mỹ trưởng thành từng xác nhận rằng họ có vấn đề về việc nghe. Giá sản phẩm bán tự do cũng chỉ vài trăm USD, mua ở đâu cũng được, từ CVS cho đến Walmart.
Ban đầu, FDA được cho 3 năm để xây dựng chế tài quản lý tiêu chuẩn thiết bị trợ thính, nhưng cuối cùng họ mất 5 năm, tức là đến năm 2022 mới hoàn thiện. Nhưng kể từ đó cho tới nay, tình hình thị trường chưa có thay đổi toàn diện. Bằng chứng được đưa ra, là chuyên gia thính giác và dịch tễ Nicholas Reed tại bệnh viện NYU Langone Health thuộc trường đại học New York cho rằng: "Chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng cho thấy những thiết bị trợ thính có thể mua tự do ở các đơn vị bán lẻ thay đổi hoàn toàn được thị trường. Sau 2 năm cơ chế ra đời, đáng lẽ ra doanh số và lượng người dùng thiết bị mua tự do sẽ phải tăng mạnh."
Một vài lý do được đưa ra.
Theo khảo sát Xu hướng Lão hóa và Sức khỏe Quốc gia Mỹ, khoảng 2/3 số người Mỹ ở độ tuổi 70 và cao hơn đều bị giảm thính lực. Nhưng chưa đầy 30% trong số đó sử dụng máy trợ thính. Đó là tỷ lệ trung bình, còn về nhân khẩu học, trong số những người gốc Phi, gốc Latin và những người có thu nhập thấp, tỷ lệ sử dụng máy trợ thính thậm chí còn thấp hơn.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/10/8483028_1685570498487.jpg)
Quảng cáo
Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Andy Sabin, kỹ sư của Bose, cố vấn của HearAdvisor nói: "Suy giảm thính lực là thứ diễn ra dần dần, và rất nhiều người không nhận ra họ đang bị tình trạng đó."
Rồi ngay cả khi nhận ra bản thân suy giảm thính lực, thì theo khảo sát của Hiệp hội Ngành thiết bị Trợ thính Mỹ, phải mất vài năm sau đó mọi người mới chịu đi mua máy trợ thính.
May mắn là, những chiến dịch truyền thông và giáo dục người dân về sức khỏe thính giác đang cải thiện sự quan tâm của người dân Mỹ với tình trạng của họ. Năm 2019, khảo sát cho thấy trung bình một người gặp vấn đề với đôi tai mất 6 năm để tìm sự trợ giúp của thiết bị trợ thính. Đến năm 2022, con số này giảm chỉ còn 4 năm. Và với việc Apple nhảy vào thị trường thiết bị trợ thính, con số kể trên có thể còn giảm nữa trong tương lai.
Tiến sĩ Sabin mô tả như thế này: "Cái thời điểm mọi người nhận ra họ nghe thấy rõ hơn, nhận ra tiếng chim hót bên ngoài, thì họ cũng cảm thấy những thiết bị ấy cần thiết hơn. Và bây giờ việc tiếp cận thiết bị trợ thính sẽ còn dễ dàng hơn trước rất nhiều."
Giống nhiều nhà nghiên cứu khác trong ngành, tiến sĩ Sabin kỳ vọng sẽ có thêm nhiều nhà sản xuất thiết bị và nhà phát triển phần mềm đi theo định hướng mà Apple đã đi trước: "Cách FDA làm việc là như thế này, nếu có công ty đầu tiên được cấp phép vận hành hoặc bán sản phẩm y tế, thì những cái tên đăng ký sau sẽ được chấp thuận rất nhanh. Chúng tôi kỳ vọng nhiều công ty khác cũng sẽ cho ra mắt tính năng trợ thính trong tai nghe của họ."

Quảng cáo
Những lo ngại về thính lực của người cao tuổi bên Mỹ cũng mô tả những nghiên cứu về tầm quan trọng của thính giác đối với sức khỏe thể chất và nhận thức. Năm 2020, một cuộc nghiên cứu do Lancet cấp vốn thực hiện đã xác định rằng, khiếm thính là yếu tố nguy cơ lớn nhất có thể phòng tránh được của bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu cho biết, trong số những tình nguyện viên cao tuổi và có thu nhập trung bình thấp, sử dụng máy trợ thính giúp giảm tỷ lệ suy giảm nhận thức khoảng 48% trong vòng 3 năm. Cùng lúc, các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng giảm thính lực cũng tăng nguy cơ một người cao tuổi có cảm giác bị cách ly khỏi xã hội và trầm cảm, cũng như tăng tỷ lệ bị té ngã.
Câu hỏi được đặt ra là, vì sao người cao tuổi Mỹ chưa tìm mua những sản phẩm giúp họ nghe tốt hơn, mua ở đâu cũng được, không cần đi khám bác sỹ?
Chi phí vẫn là một yếu tố. Trong vòng 2 năm qua, FDA đã cấp phép bán ra thị trường cho 10 thương hiệu thiết bị máy trợ thính mua tự do, và chúng có giá từ 800 đến 1000 USD. Lấy ví dụ Sony CRE-C10 trong hình dưới đây có giá đúng 800 USD trên trang chủ, rồi ví dụ mua ở siêu thị CVS thì là 700 USD. Gói bảo hiểm Medicare truyền thống không chi trả khoản này. Và dù một vài gói bảo hiểm Medicare Advantage có chi trả chi phí thiết bị trợ thính, nhưng người mua vẫn phải chịu phần lớn mức giá kể trên.

Nguyên nhân thứ hai, bên cạnh mức giá, theo Bridget Dobyan, giám đốc điều hành Hiệp hội Ngành công nghiệp Thiết bị trợ thính Mỹ, "người tiêu dùng vẫn bối rối về lựa chọn, bối rối về việc nhờ trợ giúp tư vấn. Bây giờ nếu bạn gõ cụm từ khóa OTC (over the counter) hearing aids lên Amazon, bạn sẽ thấy có lựa chọn giá 1000 Đô, nhưng cũng có lựa chọn giá chỉ 100 Đô. Làm cách nào giúp người tiêu dùng tìm kiếm đúng sản phẩm họ cần trên môi trường trực tuyến?"
Theo tiến sĩ Sabin của Bose, những thiết bị không được lấy tên "self-fitting" (được FDA cấp phép bán ra thị trường) phải thông báo với cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ, nhưng nhà sản xuất không có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng hoạt động hiệu quả của sản phẩm. Hầu hết những máy trợ thính giá 250 Đô trở xuống đều vô dụng.
Theo tiến sĩ Reed của bệnh viện NYU Langone Health, lợi thế đầu tiên khi Apple ra mắt tính năng trợ thính cho người mất thính lực dạng nhẹ và vừa, chính là giá trị thương hiệu của họ. Với sức mạnh thương hiệu, sẽ có rất nhiều người tin tưởng bản cập nhật tính năng Hearing Aid và Hearing Test trên AirPods Pro 2.

Lợi thế thứ hai, đó là tai nghe true wireless không phân biệt độ tuổi, nhờ đó cũng làm giảm phần nào ác cảm vô hình trong cộng đồng với những chiếc máy trợ thính. Đeo AirPods Pro để nghe mọi thứ rõ hơn, hay nghe nhạc xem phim chơi game, hoặc gọi điện cho mọi người, không một ai xung quanh biết hay quan tâm cả.
Chính nhờ việc ứng dụng tính năng trợ thính cho một sản phẩm có doanh số tính bằng đơn vị hàng chục triệu chiếc trên toàn thế giới, theo tiến sĩ Reed, có thể kích thích người mất thính giác sử dụng thiết bị hỗ trợ từ sớm, từ khoảng độ tuổi 40 đến 50, chứ không phải chờ tới ngoài 60 tuổi mới sử dụng.
Còn trong khi đó, tiến sĩ Sabin cho rằng, AirPods Pro 2 đương nhiên vẫn có những hạn chế khi sử dụng phục vụ cải thiện thính giác. Cách vận hành của nó không thể so sánh được với máy trợ thính chuyên dụng, và những người lãng tai hoặc điếc hoàn toàn cũng chẳng thể nhờ tới AirPods để giúp ích gì cho họ được. Và bản thân cặp tai nghe của Apple cũng không phải thứ đeo cả ngày được: "Bạn chỉ có thể dùng nó ở từng thời điểm nhất định."

Điểm hạn chế thứ 3 của AirPods Pro 2 khi sử dụng tính năng trợ thính, đó là người dùng có thể mất nhiều tuần để đôi tai làm việc như ý muốn khi kết hợp với tính năng Hearing Aid. Nhưng trong trường hợp AirPods Pro 2 không giúp được gì cho người dùng, thì họ phải đổi trả hàng trong vòng 2 tuần, theo quy chế của Apple. Rồi nhỡ có làm mất 1 bên tai thì phải trả tiền để mua chiếc mới. So sánh với một số nhà sản xuất máy trợ thính bán tự do khác, thông thường, họ cho người dùng đổi trả trong vòng 45 ngày, như Sony với CRE-C10.
Rồi nếu chỉ có mỗi AirPods Pro 2 cũng là chưa đủ. Phải có thêm một chiếc iPhone hoặc iPad, giá dao động từ 349 đến 1199 USD thì mới dùng được Hearing Aid. Những người mắc vấn đề về thính giác thể nhẹ, chưa hoặc không sử dụng thiết bị Apple hàng ngày có thể sẽ không chọn cặp tai nghe này.
Tạm gác những hạn chế kể trên qua một bên, phải khẳng định rằng, bước đi tập trung vào chăm sóc sức khỏe với cặp tai nghe của Apple là thứ nhiều nhà vận động hành lang, nhiều nhà khoa học và nhiều chính trị gia kỳ vọng. Barbara Kelley, giám đốc điều hành Hiệp hội Khiếm thính Mỹ nói rằng: "Đây là thứ chúng tôi kỳ vọng, những sáng tạo công nghệ cần thiết. Khi Apple có động thái đầu tiên, thì ý tưởng trợ thính và sức khỏe thính giác sẽ được cả cộng đồng quan tâm hơn."
Theo The New York Times
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: Công nghệ mới