Header ads

Header ads
» »

#TinhteLookback: Dàn gear hơn 20 triệu Asus ra mắt năm nay có gì vui?

"Hả cái gì cơ phím 15 triệu chuột 6 triệu?" Mình xin đảm bảo ở phần comment bài viết này kiểu gì cũng sẽ có anh em nào đó bình luận như vậy. Đồng ý với anh em một điều, ở cái thế giới thượng vàng hạ cám của thiết bị ngoại vi gaming, chỉ đúng một phần trăm của tổng giá trị bộ chuột phím không dây cao cấp nhất mà Asus Republic of Gamers bán ra thị trường, chúng ta đã sở hữu được một bộ chuột phím đủ ổn để sử dụng máy tính rồi.

Rồi thì chuột gaming không dây giờ càng lúc càng rẻ, cơ bản do những thương hiệu Trung Quốc chạy đua cấu hình và cảm biến rồi cạnh tranh giá. Phím cơ cũng thế. Azoth Extreme, chiếc bàn phím gaming không dây, một trong hai nhân vật chính của bài viết Tinhte Lookback, nhìn lại hai trong những món gaming gear nổi bật ra mắt trong năm qua, có giá lên tới hơn 15 triệu Đồng. Lần nào mình viết về chuột phím cũng phải có ít nhất 5 anh em phàn nàn về mức giá, vì giờ 500, 800 nghìn mua được bàn phím switch cơ học rồi, lên cỡ triệu rưỡi, 2 triệu thì xài thả cửa.

Tinhte-Asus-33.jpg

Nhưng cùng lúc, ở cái phân khúc mà Asus nhắm tới với Azoth Extreme, những kit của Angry Miao hoặc Keycult đắt hơn gấp đôi, gấp ba lần. Bỗng nhiên nếu đặt Azoth Extreme vào phân khúc bàn phím cơ custom, với đầy đủ mọi tính năng và công năng mà các dân chơi phím cơ kỳ vọng, tự dưng lại có cảm giác chiếc bàn phím này của Asus rẻ.

Nhưng có vẻ mình đang hơi vội. Bài viết nói về cả chuột và phím, chứ không chỉ nói về mỗi chiếc bàn phím. Vậy nên, chúng ta có Asus ROG Azoth Extreme và Harpe Ace Extreme, trong cùng một khung hình, thứ mà mình nghĩ hiếm khi anh em được nhìn thấy trong một bài viết hay video trải nghiệm hai sản phẩm này:


Tinhte-Asus-1.jpg

Mình từng có cơ hội trải nghiệm phiên bản ra mắt trước đó, nền tảng để Asus tạo ra Harpe Ace Extreme. Đó là chú chuột được ra mắt từ thời điểm đầu năm 2023, Harpe Ace Aimlab Edition. Tất cả những gì Asus làm với Harpe Ace khi ấy là vay mượn thiết kế của một trong những mẫu chuột gaming không dây thành công nhất ở thời điểm hiện tại, Logitech G Pro X Superlight, lấy những số đo và đường nét của chú chuột dành cho số đông ấy, để tối ưu cả trọng lượng, hiệu năng cảm biến cũng như kết nối.


Kết quả là, chúng ta có một chú chuột không ai nghĩ là Asus làm được: 54 gram, cảm biến PixArt PAW 3395, đủ cả hai kết nối Bluetooth và 2.4 GHz kết nối sóng radio qua dongle USB. Có lẽ vấn đề duy nhất mà mình không thích với Harpe Ace khi ấy, là lớp phủ bề mặt vỏ nhựa ABS của Asus nhám nhưng không bám tay, chỉ cần tay hơi có chút mồ hôi là không thể cầm được chuột nữa, chỉ có một cách duy nhất là dán grip tape.


Còn với Harpe Ace Extreme, Asus đánh thẳng vào cái thị trường mà hiện giờ chỉ có hai cái tên ngự trị: Razer với một sản phẩm duy nhất, Viper Mini Signature Edition, và FinalMouse với những mẫu chuột gaming Ultralight X hay sắp tới đây là Prophecy, đó là thị trường chuột gaming high end, không cắt gọt bất kỳ khía cạnh hay tính năng nào của chuột cả.

Tinhte-Asus-26.jpg

Vậy là, chúng ta có một chú chuột gaming không dây với trọng lượng 47 gram. Thay vì lớp vỏ nhựa ABS đúc như phiên bản cũ, toàn bộ phần thân vỏ của chuột làm bằng sợi carbon đúc, đảm bảo cả độ bền lẫn trọng lượng. Nhưng nếu nhìn xuống đáy, vẫn là nhựa, cũng như phần hông chuột, nơi những ngón tay của anh em nghỉ ngơi. Vẫn là những đường rãnh để tăng ma sát, giúp chuột bám tay hết mức có thể:

Tinhte-Asus-28.jpg

Quảng cáo


Tinhte-Asus-35.jpg

Nhìn hình trên, có lẽ anh em cũng sẽ để ý, một trong những điểm cộng ấn tượng nhất của ROG Harpe Ace, cái khe để anh em cất dongle 2.4 GHz ở đuôi chuột đã biến mất, giờ chỉ còn chỗ cho bộ feet PTFE nguyên chất, tối ưu khả năng di trên pad vải. Đổi lại, tất cả mọi phụ kiện của Harpe Ace Extreme, từ dongle, một bộ khuếch đại tín hiệu mới gọi là Booster Pack, rồi cả dây kết nối USB-C giờ bỏ được hết vào case cứng tặng kèm khi mua chuột:

Tinhte-Asus-38.jpg
Tinhte-Asus-39.jpg

Nhắc tới Polling Rate Booster, đây chính là bộ khuếch đại tín hiệu sóng radio gửi từ chuột về máy tính, cho phép đẩy tần số gửi tín hiệu của chuột từ tối đa 1000Hz như trên Harpe Ace, lên 8000Hz. Nếu chỉ cắm dongle nhỏ, chẳng hạn vào laptop, nó sẽ vận hành được ở polling rate 1000Hz. Nhưng cắm dongle vào cục Booster, rồi mới cắm vào PC, polling rate tối đa sẽ tăng lên. Bàn phím cũng vậy, hai món đồ chơi này dùng chung cục thu phát sóng Omni Receiver, và thậm chí một dongle sẽ kết nối được tối đa 2 sản phẩm gaming gear của Asus.

Nhưng đương nhiên, dù tiện thì tiện thật, mình lại không muốn anh em làm vậy. Dongle đã nhỏ, dễ nhiễu tín hiệu 2.4 GHz từ những thiết bị khác trong nhà, kết nối cả phím chuột chung một dongle sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm.

Tinhte-Asus-22.jpg

Quảng cáo



Từ chỗ là một trong những mẫu chuột gaming không dây ấn tượng và tốt nhất ra mắt trong năm 2023, Harpe Ace Extreme, chỉ với một thay đổi duy nhất, đổi lớp vỏ từ ABS thành carbon fiber, đã nâng tầm được cho sản phẩm. Lớp vỏ mịn màng, không có vân nhám như bộ keycap trên chiếc bàn phím. Nhưng đổi lại, giống hệt như cảm giác anh em cầm chuột của BenQ Zowie hay Logitech G Pro X Superlight, lớp phủ phía trên lớp vỏ carbon rất bám tay.

Tinhte-Asus-3.jpg

Còn trong khi đó, trải nghiệm với CS2 và Valorant, vì kích thước của cả dongle lẫn Booster, lời khuyên của mình dành cho anh em đang chuẩn bị bỏ 6 triệu mua chú chuột gaming này về, là hãy ở lại với tần số gửi tín hiệu tối đa 2000Hz. Thử nghiệm của cá nhân mình cho thấy, 2000Hz vẫn là tối ưu nhất cho màn hình 240Hz trở xuống, và tác động ít nhất tới cả thời lượng pin của chuột, lẫn hiệu năng của CPU trong máy tính của anh em.

Tắt đèn LED trên nút cuộn chuột, chỉ để hiển thị đèn khi anh em đổi DPI, thì cục pin bên trong chịu được khoảng 55 tiếng. 1000Hz thì khoảng 70 tiếng. Và nếu dùng chuột ở chế độ kết nối Bluetooth, vì polling rate chỉ còn cỡ 250Hz, pin gần trăm tiếng sau mỗi lần sạc đầy.

Tinhte-Asus-29.jpg

Vẫn là PAW 3395 của PixArt, được Asus mua về rồi đổi tên thành ROG AimPoint Pro. Vẫn là thiết kế thân quen với nút chuột đặt hơi dài và thấp hơn so với G Pro X Superlight đời đầu, dễ dùng nếu chơi game cầm chuột kiểu palm grip. Nhưng dễ nhận ra, chỉ với việc thay đổi lớp vỏ, mọi vấn đề về trải nghiệm của Harpe Ace đều biến mất.

Tinhte-Asus-30.jpg

Buồn cười là ở chỗ, ý tưởng đổi chất liệu từ ABS sang carbon fiber của Asus với Harpe Ace Extreme mang mục tiêu giảm trọng lượng, nhưng rốt cuộc phải để ý kỹ lắm, hoặc trước đó dùng những chú chuột nặng 60 đến 62 gram, thì 47 gram của Harpe Ace Extreme mới dễ nhận ra. Đổi lại, thứ mình thích nhất trên mẫu chuột này chính là độ bám của lớp coating phủ lên trên lớp sợi carbon đúc thành thân hình chú chuột.

Tinhte-Asus-34.jpg

Thứ mọi người phàn nàn nhiều nhất về Harpe Ace Extreme có lẽ là mức giá. Còn lại về công năng và trải nghiệm, nó đẹp mà không diêm dúa như FinalMouse UltralightX, hiện đại và cao cấp mà không bị làm giá như Viper Mini Signature Edition. Vả lại, đối tượng khách hàng tiềm năng của Harpe Ace Extreme là một con số lẻ, những fan trung thành nhất của thương hiệu Republic of Gamers, chứ không phải số đông.

Điều tương tự cũng có thể nói về Azoth Extreme, phiên bản giá đắt gấp hơn 2 lần của Asus ROG Azoth, một mẫu bàn phím cơ được tạo ra để nhắm tới thị trường anh em thích chơi phím custom. Tuy nhiên, mình nghĩ sẽ có nhiều thứ tranh cãi xoay quanh mẫu bàn phím này, hơn nhiều so với những tranh cãi xoay quanh Harpe Ace Extreme.

Tinhte-Asus-5.jpg

Lý do mình nói vậy rất đơn giản, các dân chơi phím khó tính hơn nhiều so với các dân chơi chuột. Họ cần switch phải êm, phải lube sẵn để gõ không bị sạn. Họ cần case kim loại phải đầm, phải nặng để triệt tiêu mọi rung động do quá trình gõ phím tạo ra. Họ cần lớp lót giữa PCB và backplate phải dày và êm để keycap không tạo ra tiếng vang khi gõ xuống backplate. Rồi không chỉ đơn thuần cố định bo mạch và backplate vào case, họ còn muốn phím có cả gasket mount để lót, gõ êm nhất có thể…

Azoth Extreme có tất cả những thứ đó, nhưng với vài vấn đề đi kèm.

Tinhte-Asus-13.jpg

Cái đầu tiên và dễ thấy nhất, chính là dàn keycap xuyên LED đúc bằng chất liệu nhựa PBT của chiếc bàn phím trông hơi thô. Đồng ý một chuyện, những set keycap đẹp nhất trên thị trường hiện tại đều được đúc bằng chất liệu ABS, không có độ bền như PBT nhưng bề mặt nhìn rất mịn, chứ không hề nhám một cách quá mức. Ai bỏ tiền mua Azoth Extreme về, việc đầu tiên họ làm chắc chắn là đổi bộ keycap khác cho chiếc bàn phím 75% này.

Tinhte-Asus-4.jpg

Rồi vấn đề thứ hai, để mỗi đèn LED trên từng phím phát sáng đều nhất, trên mỗi chiếc switch NX Snow mà Asus tạo ra đều có một lớp tản sáng. Thành ra, ánh sáng phát ra từ từng phím khi lắp keycap lên không hề chói lọi như kỳ vọng, ngay cả ở độ sáng cao nhất.

Tinhte-Asus-20.jpg

Ngoại trừ hai vấn đề mang tính thẩm mỹ này ra, mình nghĩ mọi khía cạnh công năng của Azoth Extreme đều chiều được những đôi tay khó tính nhất.

Lật mặt đáy của chiếc bàn phím lên, sẽ thấy một tấm plate kim loại hít nam châm vào case kim loại rất nặng của chiếc bàn phím một cân rưỡi này. Nhấc nó lên, sẽ thấy một cái công tắc, và chỗ giấu dongle 2.4 GHz. Công tắc này chính là thứ cho phép chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ gõ cứng và mềm. Giữa hai chế độ, hệ thống treo PCB và backplate, toàn bộ khu vực bàn phím mà đôi tay anh em gõ hàng ngày sẽ thay đổi về độ cứng.

Tinhte-Asus-14.jpg

Ở chế độ Hard, đương nhiên gõ vẫn êm, nhưng cảm giác rất rõ ràng là backplate không biến dạng nhiều như ở chế độ Soft. Kết hợp cả chế độ Soft với hành trình phím tương đối ngắn, chúng ta có một món đồ chơi hoàn hảo cho cả nhu cầu gaming lẫn soạn thảo văn bản.

Tinhte-Asus-15.jpg
Tinhte-Asus-16.jpg

Anh em có thấy những đường xéo trông chẳng khác gì vân đan chất liệu sợi carbon, như trên chú chuột Harpe Ace Extreme không? Toàn bộ bề mặt case nhôm của Azoth Extreme đều được xử lý như vậy, nhưng cùng lúc sờ vào rất mịn chứ không hề có chút ba via nào hết. Chơi đồng hồ lâu, mới để ý những kỹ thuật xử lý kim loại như thế này là thứ phân biệt giữa những sản phẩm giá rẻ dành cho số đông, với những cỗ máy thời gian được chế tác một cách tỉ mỉ.

Tinhte-Asus-11.jpg

Ở cạnh trên, phần khung được xử lý CNC một cách đối xứng, với hai ô nhỏ, nơi switch bật tắt bàn phím và cổng USB-C sạc pin cho bàn phím hiện diện. Và ở chính giữa là một cục nhựa. Nhiều anh em sẽ nghĩ đây là chỗ lắp quai xách. Nhưng không, đó chính là ăng ten kết nối sóng Bluetooth và 2.4 GHz của bàn phím, nơi truyền tín hiệu không dây hiệu quả nhất, thay vì giấu bên trong bộ case dày bằng nhôm của chiếc bàn phím:

Tinhte-Asus-9.jpg
Tinhte-Asus-10.jpg
Tinhte-Asus-12.jpg

Ở góc bàn phím, đương nhiên vẫn là điểm nhấn giống hệt như Azoth đã ra mắt từ năm 2023: Màn hình OLED cảm ứng điều khiển các tính năng và hiển thị thông tin. Thay vì một cái logo Republic of Gamers, Asus chọn cách hiển thị hẳn vài đoạn animation ngắn với logo thương hiệu, và xung quanh đó là những thông tin như thời lượng pin, Caps Lock, Scroll Lock hay profile người dùng đang đặt cho phím. Nhìn vui mắt, nhưng cũng chỉ có giá trị xem thời lượng pin nhanh hay xem mình có vô tình bật Caps Lock trong lúc gõ phím hay không.

Tinhte-Asus-2.jpg

Tương tự như vậy là công tắc dạng cần gạt 4 chiều, gạt được lên, xuống, click, và một nút ở cạnh sườn để đổi các chế độ điều khiển khác nhau như chuyển bản nhạc, đổi âm lượng hay hiển thị thông tin. Phải thừa nhận là mình thích cái núm vặn volume hơn, cái này chẳng mấy khi mình đụng vào.

Tinhte-Asus-7.jpg

Tính năng kết nối và điều khiển của Azoth Extreme, đối với mình rất dễ làm quen, đơn giản vì cả năm nay mình dùng một chiếc bàn phím không dây nhỏ gọn khác của Asus, ROG Falchion Low Profile. Từ cách chuyển đổi kết nối qua công tắc, cho tới chuyển đổi chế độ kết nối với máy tính chạy Windows hay macOS, Azoth giống hệt như Falchion, hay có lẽ cũng giống như mọi chiếc bàn phím không dây khác của Asus.

Tinhte-Asus-24.jpg

Không có bất kỳ chi tiết cơ học nào di chuyển trên case của bàn phím, chẳng hạn như ngàm cố định kê cổ tay hay chân đế. Thậm chí chân đế còn là một base nhôm nguyên khối lắp một miếng silicone ở trên. Miếng silicone có những chân xuyên qua khung nhôm để cố định trên bàn.

Thay vì chọn giải pháp làm chân đế lật như truyền thống, Asus cho anh em hẳn 4 cái chân kim loại, bọc cao su để không cà rách mousepad hay làm xước mặt bàn, hít nam châm vào đáy case để tạo góc nghiêng ưng ý. Bình thường mình gõ phím phẳng và mỏng quen, nên cũng chẳng dùng.

Tinhte-Asus-17.jpg
Tinhte-Asus-18.jpg
Tinhte-Asus-19.jpg

Vì là một chiếc phím cơ nhắm vào thị trường custom, nên Azoth Extreme đủ mọi phụ kiện để đổi keycap hay thậm chí là đổi switch nếu anh em muốn chơi switch khác, gõ ưng ý hơn. Cũng đúng là switch NX Snow gõ dạng linear, dù đã được Asus xử lý bôi trơn sẵn từ nhà máy, vẫn tạo ra cho mình cảm giác thèm muốn thêm cái gì đó khác biệt một chút.

Nói vậy là trên quan điểm người chơi phím cơ. Còn khi kết hợp cả switch linear được lube sẵn, với hệ thống treo gasket mount, rồi lớp lót giữa backplate với PCB và giữa PCB với case, cảm giác gõ bài này gửi tới anh em thực sự rất mượt.

Không giống như Azoth, vì switch có lube sẵn rồi, nên trong hộp bàn phím hoàn toàn không có những công cụ và chai lube cho anh em tự làm việc bôi trơn switch cơ tại nhà, thứ mà Asus đã tặng kèm một cách vô cùng hào phóng trên phiên bản cũ, giá rẻ hơn.

Tinhte-Asus-21.jpg

Ở mức giá này, chắc chắn mọi người sẽ kỳ vọng nhiều hơn đối với Azoth Extreme, hay ở một chừng mực nào đó, cả chú chuột Harpe Ace Extreme. Những sáng tạo như việc ứng dụng chất liệu carbon trên chú chuột hay cơ chế thay đổi độ cứng của chassis trên bàn phím rõ ràng là thứ chứng minh Asus có nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc. Và với riêng trường hợp của chiếc bàn phím, mức giá 15 triệu Đồng hoàn toàn không thể so được với những chiếc bàn phím giá 30, 40 triệu mà các dân chơi sẵn sàng bỏ ra để có được cho mình trải nghiệm gõ hoàn hảo nhất.

Nhưng nói gì thì nói, chúng đắt, rất đắt. Tầm giá này mua được hẳn một dàn PC tầm trung, hay là một chiếc máy PS5 Pro rồi. Thành ra, dùng vui, nhiều tính năng ấn tượng và trải nghiệm rất tuyệt trong tay và theo quan điểm cá nhân mình, cả Azoth lẫn Harpe Ace phiên bản Extreme đều không phải thứ dành cho tất cả những gamer, kể cả là khi họ có tiền.

Và có một điều chắc chắn, chưa cần bàn tới trải nghiệm, mức giá của chúng cũng đã quá đủ để phần bình luận dưới đây sôi sục lên rồi.

Khóa học Machine Learning cơ bản- Khoa học dữ liệu - AI
==***==

Khoá học Quản trị Chiến lược Dành cho Lãnh đạo Doanh nghiệp

Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
--- 

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!

Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công

Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán

Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.



Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp

Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu


Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khoa hoc hay
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel

Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng TableAU - Chìa khóa thành công!
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng SPSS - Chìa khóa thành công!


Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình 
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
Xây dựng website​​​​
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
Khoa hoc hay
MICROSOFT ACCESS



GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khoa hoc hay
Khóa hoc lập trình bằng Python tại đây

Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ

Để tham gia tất cả các bài học, Bạn nhấn vào đây 

Khóa học lập trình cho bé MSWLogo
Nhấn vào đây để bắt đầu học
Nhấn vào đây để bắt đầu học


Khóa học Ba, Mẹ và Bé - Cùng bé lập trình  TUYỆT VỜI

Khoa hoc hay

Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khoa hoc hay
Design Website

Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học 
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

Nguồn: Tinh Tế

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn