Trước tiên phải đề cập, khảo sất này đã được Shotkit thực hiện từ gần 1 năm trước, chính xác hơn là từ tháng 2/2024. Trong số những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp được Shotkit phỏng vấn, Nikon vẫn cứ là lựa chọn hoàn hảo phục vụ công việc của họ, với 31% người được hỏi cho biết họ vẫn ở lại với hệ sinh thái ngàm F và ngàm Z của thương hiệu Nhật Bản. Kế đến, 28% số người được hỏi nói rằng họ đang sử dụng Canon phục vụ công việc hàng ngày, và Sony đứng ở vị trí thứ 3 với tỷ lệ 20% người dùng. Số còn lại đang sử dụng những thương hiệu khác, chẳng hạn như Panasonic Lumix, Fujifilm, Leica hay Hasselblad…
Trong số đó, dù Nikon đứng thứ nhất, nhưng dàn sản phẩm của họ, từ D750 cho tới Z9 giờ phủ khá rộng nên không có sản phẩm nào bật lên hẳn so với những chiếc máy ảnh DSLR và mirrorless còn lại. Còn trong khi đó, phổ biến nhất trong số những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có lẽ chính là Sony a7 III, với 7% tổng số người được hỏi cho biết đang dùng chiếc máy mirrorless full frame nhỏ gọn này, dù sự tụt hậu trong công nghệ và tính năng của chiếc máy gần 7 năm tuổi đã bắt đầu được thể hiện rõ.
Tuy nhiên nếu xét sang cộng đồng người dùng phổ thông, cần một thiết bị lưu giữ khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày, Canon vẫn đang là lựa chọn phổ biến hàng đầu, với 27% số người được hỏi lựa chọn thương hiệu này. Ròi ở vị trí thứ hai là Nikon, tỷ lệ 25%, và Sony đứng ở vị trí thứ 3 với chỉ 16%.
Một nguyên nhân giải thích cho thực tế này, là Sony không có nhiều những giải pháp như RX100VII hay thậm chí là rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu của số đông, những người chỉ cần chụp hình, không cần quan tâm quá nhiều tới công nghệ cảm biến hay ống kính, hình đẹp trong mắt họ là được. Với mảng này thì Canon Powershot và IXUS, hay Nikon Coolpix làm rất tốt nhiệm vụ của chúng.
Trong số đó, dù Nikon đứng thứ nhất, nhưng dàn sản phẩm của họ, từ D750 cho tới Z9 giờ phủ khá rộng nên không có sản phẩm nào bật lên hẳn so với những chiếc máy ảnh DSLR và mirrorless còn lại. Còn trong khi đó, phổ biến nhất trong số những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có lẽ chính là Sony a7 III, với 7% tổng số người được hỏi cho biết đang dùng chiếc máy mirrorless full frame nhỏ gọn này, dù sự tụt hậu trong công nghệ và tính năng của chiếc máy gần 7 năm tuổi đã bắt đầu được thể hiện rõ.

Tuy nhiên nếu xét sang cộng đồng người dùng phổ thông, cần một thiết bị lưu giữ khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày, Canon vẫn đang là lựa chọn phổ biến hàng đầu, với 27% số người được hỏi lựa chọn thương hiệu này. Ròi ở vị trí thứ hai là Nikon, tỷ lệ 25%, và Sony đứng ở vị trí thứ 3 với chỉ 16%.
Một nguyên nhân giải thích cho thực tế này, là Sony không có nhiều những giải pháp như RX100VII hay thậm chí là rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu của số đông, những người chỉ cần chụp hình, không cần quan tâm quá nhiều tới công nghệ cảm biến hay ống kính, hình đẹp trong mắt họ là được. Với mảng này thì Canon Powershot và IXUS, hay Nikon Coolpix làm rất tốt nhiệm vụ của chúng.

Ở khía cạnh so sánh DSLR với mirrorless, tốc độ chuyển dịch, đổi từ những chiếc máy kỹ thuật số có gương lật sang những chiếc máy không gương lật vẫn đang diễn ra, nhưng với tốc độ thấp hơn so với kỳ vọng của các tập đoàn. Tỷ trọng người sử dụng máy mirrorless trong cộng đồng người dùng chuyên nghiệp, chí ít là trong số những người được Shotkit khảo sát, đã tăng lên 63%. Con số này đối với cộng đồng nhiếp ảnh gia bán chuyên là 46%.
Cái đáng nói ở đây là, vẫn còn tới 36% nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và 54% người dùng vì đam mê vẫn còn ở lại với DSLR. Chẳng đâu xa mod Lư Thế Nghĩa nhà mình hiện giờ vẫn còn đang dùng Nikon D810. Cuhiep mấy ngày gần đây thì dùng song song Leica Q3 43 với Nikon D4. Một ông anh bạn mình làm nhiếp ảnh thì vẫn đang dùng D850, chưa có dấu hiệu muốn đổi sang Z8.
Còn trong khi đó, với khảo sát của Shotkit, những người lựa chọn mirrorless đến với chúng vì kích thước, trọng lượng máy, và tốc độ lấy nét của những chiếc máy không gương lật. Còn DSLR hiện giờ vẫn có một thị trường riêng, rất đông đảo, nhờ mức giá của những chiếc máy ảnh thế hệ cũ giờ đã dễ tiếp cận hơn rất nhiều so với trước, cùng hệ sinh thái ống kính vô cùng đa dạng.

Cũng cần nhắc lại là, khảo sát kể trên được thực hiện gần 1 năm trước. Kể từ đó tới nay rất nhiều thứ đã thay đổi. Ở phân khúc nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay nhiếp ảnh thể thao, Nikon Z9 đã được nâng cấp mạnh thông qua những bản cập nhật firmware, tối ưu cả tốc độ lấy nét lẫn khả năng quay video. Canon thì cho ra mắt R1, chiếc máy flagship chuyên biệt cho nhu cầu nhiếp ảnh thiên nhiên và thể thao, xếp trên cả chiếc máy đa dụng phân khúc high end là R5 Mark II.
Sony trong khoảng thời gian đó, cũng lần lượt cho ra mắt hai sản phẩm. Đầu tiên là siêu phẩm A9 III với màn trập điện tử toàn phần, tốc độ chụp thực sự khủng khiếp, để các nhiếp ảnh gia tại Olympic 2024 tổ chức tại Paris, Pháp vừa rồi thỏa sức ghi lại những khung hình vô tiền khoáng hậu. Rồi gần đây Sony cũng ra mắt a1 II, nâng cấp khả năng lấy nét trong body gọn gàng hơn, giống với a9 hơn…
Quảng cáo
Cũng chính cái khảo sát của Shotkit cũng mô tả thị trường nhiếp ảnh bán chuyên và không chuyên nó lớn cỡ nào nếu đem so sánh với thị trường nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Dù Nikon được gần ⅓ số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn, nhưng doanh số của họ cũng chỉ là 810 nghìn máy trong 1 năm qua. Con số này của Canon là 3.34 triệu máy, và Sony là 2 triệu máy.
Một khảo sát độc lập khác thì nói rằng, Canon là thương hiệu được tin tưởng hơn nhiều so với Sony và Nikon.

Số liệu khảo sát đương nhiên quan trọng, nhưng điều đáng nói nhất là chúng chỉ mô tả xu hướng ở đúng thời điểm ấy. Xu hướng sẽ đến và đi, và nếu không phải nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã gắn bó một phần lớn cuộc đời với trải nghiệm sử dụng và hệ sinh thái của một thương hiệu, chuyện "nhảy tàu" là điều rất dễ xảy ra.

Khảo sát ấy hoàn toàn không thể đề cập tới cơn sốt Nikon Zf diễn ra trong cả năm 2024 vừa rồi, khi anh em chơi Fujifilm X bị cuốn hút bởi chiếc máy thiết kế retro nhưng với cảm biến full frame của Z6II và hệ thống lấy nét cùng chip xử lý được bê y nguyên từ Z8 sang, bên trong một cái body không đắt hơn XT-5 là bao nhiêu. Nhưng rồi cũng trong khoảng thời gian ấy, mình để ý một xu hướng thứ hai, là anh em chơi Zf dễ nản vì kích thước và trọng lượng máy dễ khiến người dùng mỏi tay, rồi hệ sinh thái ống kính ngàm Z lấy nét tự động không có mấy lựa chọn phù hợp với vẻ ngoài hoài cổ của Zf. Thế là tình hình hiện tại người dùng bán Zf đã qua sử dụng cũng chẳng thiếu.

Quảng cáo
Canon cũng không ngoại lệ, khi chiếc máy EOS R1 bị phàn nàn là quá chuyên biệt cho nhu cầu chụp với tốc độ cao, thể thao chẳng hạn. Đen đủi nhất đối với Canon chính là việc họ ra mắt R1 muộn, không kịp đem nó đến với sân chơi thể thao hàng đầu thế giới hồi tháng 7 vừa rồi, Olympic Paris 2024.

Sony a1 II thì đang bị phàn nàn là nâng cấp quá ít, cảm biến y hệt bản cũ, chỉ thêm mỗi chip AI để vận hành tính năng nhận diện vật thể, con người và cử động…
Nhưng, thị phần và số liệu sẽ luôn là thứ hoàn hảo nhất ở tầm ngắn hạn để dự đoán vị thế của một tập đoàn, chẳng riêng gì trong ngành nhiếp ảnh. Cả ba cái tên lớn nhất ngành trong năm nay chắc chắn sẽ phải có những thay đổi và nâng cấp, cho cả những sản phẩm đang bán trên thị trường lẫn những sản phẩm mới.
Theo The Phoblographer
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: Công nghệ mới