Nhạc từ điện thoại chuyển đến tai nghe qua Bluetooth. Để có thể truyền được, để có thể đọc được nhau thì điện thoại và tai nghe phải cùng chung một ngôn ngữ. Đó chính là codec mà cả hai cùng sử dụng. Có như vậy thì nhạc được nén, đóng gói từ điện thoại tới tai nghe sẽ được giải nén để trở thành nhạc có thể nghe được từ tai nghe.
Ngoài điện thoại và tai nghe ra còn có máy phát nhạc, loa bluetooth, giàn nhạc, xe hơi… nhưng để ngắn gọn trong bài này mình dùng điện thoại cho nguồn phát nhạc và tai nghe cho thiết bị nhận nhạc.
Ví dụ:
Các codec phổ biến hiện tại: SBC, ACC, aptX, aptX HD, aptX Adaptive, aptX LL, LDAC, LHDC, LLAC, LC3/LC3 Plus, SSC.
Ngoài điện thoại và tai nghe ra còn có máy phát nhạc, loa bluetooth, giàn nhạc, xe hơi… nhưng để ngắn gọn trong bài này mình dùng điện thoại cho nguồn phát nhạc và tai nghe cho thiết bị nhận nhạc.
Ví dụ:
- Anh em phát file MP3 trên điện thoại qua tai nghe Bluetooth hỗ trợ LC3
- Điện thoại giải mã MP3 thành dữ liệu PCM (Pulse Code Modulation)
- Codec LC3 nén dữ liệu PCM thành luồng LC3
- Dữ liệu LC3 được truyền qua Bluetooth đến tai nghe
- Tai nghe giải mã ngược lại LC3 thành PCM, rồi dùng DAC chuyển thành tín hiệu analog để phát âm thanh
Các codec phổ biến hiện tại: SBC, ACC, aptX, aptX HD, aptX Adaptive, aptX LL, LDAC, LHDC, LLAC, LC3/LC3 Plus, SSC.
Tại sao anh em phải quan tâm đến Bluetooth Codec ?
Các codec khác nhau nhắm đến các mục tiêu khác nhau hoặc cạnh tranh nhau. Việc anh em nắm được các codec khác nhau giúp chọn đúng tai nghe hay điện thoại đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của anh em. Chọn sai thì trải nghiệm sẽ kém, tốn tiền mà không hiệu quả. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm thực tế từ các codec như sau:- Chất lượng âm thanh: Codec tốt hơn giữ được nhiều chi tiết âm thanh hơn.
- Độ trễ: Codec độ trễ thấp giúp giảm độ trễ, phù hợp cho xem video hoặc chơi game.
- Tương thích: Cả thiết bị phát (điện thoại, máy nghe nhạc…) và nhận (tai nghe, loa, cục nhận sóng…) phải hỗ trợ cùng codec để sử dụng.
Những khái niệm cơ bản
Mỗi codec sẽ quy định các giới hạn khác nhau của các giá trị liên quan đếm âm thanh của một file âm thanh. Để hiểu rõ hơn các quy định của codec đó như thế nào anh em cần hiểu rõ hơn về các thông số kỹ thuật liên quan đến các giá trị được quy định đó. 3 giá trị anh em cần quan tâm là:- Sample rate (kHz): là số lần lấy mẫu âm thanh trong một giây. Tức là trong một giây sẽ có bao nhiêu ngàn lần âm thanh được lấy. Lấy mẫu càng nhiều tức là độ phân giải càng cao. Nhạc chất lượng CD có tốc độ lấy mẫu hay số lần lấy mẫu là 44.1kHz, nhạc Hi-Res thì số lần lấy mẫu là 192kHz. Ví dụ: trước tai anh em có một cái cửa và bên ngoài là âm thanh gì đó đang liên tục diễn ra. Anh em mở cửa, âm thanh đi vào đóng cửa thì âm thanh bị ngắn. Nếu đóng mở liên tục thì càng đóng nhanh hay nhiều trong một khoảng thời gian thì anh em nghe được âm thanh càng chi tiết hơn, rõ hơn, độ phân giải cao hơn. Ngược lại tốc độ đóng mở cửa thấp thì anh em bị mất một số chi tiết do lúc đó cửa đóng nó trôi qua… tức là độ phân giải thấp hơn.
- Bit depth (bit): là độ sâu của âm thanh mỗi lần lấy mẫu. Tức là mỗi lần mở cửa ra để lấy âm thanh thì anh em lấy bao nhiêu âm thanh, cửa to bao nhiêu cho âm thanh đi vào. Nếu mở cửa ra lấy càng nhiều âm thanh thì lúc đó độ sâu càng cao. Tức là chi tiết nhiều hơn, dày hơn, nhạc nghe hay hơn.
- Bitrate(kbps): là lượng dữ liệu âm thanh được gửi qua Bluetooth mỗi giây. Bitrate chính là Sample rate * Bit depth. Đơn vị tính của Bitrate là kbps. Tức là Bitrate càng cao thì chất lượng âm thanh càng tốt.
Sample rate, Bit depth, và Bitrate là ba yếu tố cốt lõi của Bluetooth codec. Sample rate (kHz) quyết định độ chi tiết tần số, bit depth (bit) xác định dải động, và bitrate (kbps) ảnh hưởng đến chất lượng truyền tải.
- Độ trễ (ms - mili giây): là khoảng thời gian từ lúc điện thoại gửi file nhạc tới tai nghe cho tới lúc tia nghe phát nhạc. Độ trễ càng thấp thì sự đồng bộ âm thanh và hình ảnh khi coi phim hay chơi game càng cao. Khi nghe nhạc thì điều này không quan trọng.
Một số codec Bluetooth phổ biến

SBC (Subband Codec) - Từ 1993
Là codec mặc định bắt buộc cho mọi thiết bị Bluetooth sử dụng profile A2DP, do Bluetooth SIG phát triển. SBC truyền tải chất lượng âm thanh cơ bản, tiêu thụ năng lượng thấp, phù hợp cho tai nghe, loa giá rẻ, dùng làm codec dự phòng khi không có codec cao cấp hơn.Nếu anh em không quan tâm gì về codec thì nhiều khả năng anh em sẽ mua hoặc sẽ sử dụng những tai nghe ở codec này và nó không mang lại trải nghiệm âm thanh tốt cho cả nghe nhạc lẫn coi phim hay chơi game.
Codec này đã tồn tại hơn 30 năm và đã được thay thế bởi codec mới hơn là LC3 có sẵn trong Bluetooth LE Audio. LC3 nhiều cái vượt trội mình thông tin bên dưới.
Quảng cáo
AAC (Advanced Audio Coding) - Từ 2003
Do Apple phát triển, phổ biến trên iOS và một số thiết bị Android. Bitrate tối đa ~256 kbps, độ phân giải 16-bit/44.1kHz, độ trễ ~100–150ms. ACC cho chất lượng âm thanh tốt hơn SBC. Được dùng rộng rãi cho ứng dụng nghe nhạc trên iPhone, iPad, dịch vụ như Apple Music, YouTube.Hầu hết người dùng Apple đang nghe nhạc, coi phim với codec được phát triển từ năm 1997 và Apple ứng dụng từ năm 2003 tức là đã hơn 20 năm tuổi.
aptX - Từ 2010
Do Qualcomm sở hữu, phổ biến trên Android. Bitrate 352 kbps, độ phân giải 16-bit/44.1kHz, độ trễ ~70–120ms. AptX cho chất lượng âm thanh tương đương độ phân giải CD, độ trễ thấp, phù hợp cho gaming và video.aptX được ứng dụng trong việc truyền âm thanh qua Bluetooth từ năm 2010 tới nay tức là đã 15 năm và hiện đã có các phiên bản nâng cấp với các thông số cấu hình cao hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng cao hơn của người dùng.

Sennheiser MM 400-X. Chiếc tai nghe đầu tiên được ghi nhận sử dụng codex aptX với bitrate lên tới 352kbps và độ phân giải 16-bit/44.1kHz tức tương đương với chất lượng CD.
aptX Low Latency (aptX LL) - Từ năm 2014
Phiên bản tối ưu hóa độ trễ của aptX. Bitrate 352 kbps, độ phân giải 16-bit/44.1kHz, độ trễ ~32–40ms.Quảng cáo
aptX Low Latency có độ trễ cực thấp, phù hợp cho chơi game, xem phim, hay ứng dụng chuyên dụng nào đó. Anh em không chơi game, xem phim bằng tai nghe thì đừng mua tai nghe có chuẩn này vì nó không mang lại giá trị.
aptX HD - Từ năm 2016
Phiên bản nâng cấp của aptX, hỗ trợ âm thanh Hi-Res. Bitrate 576 kbps, độ phân giải 24-bit/48kHz, độ trễ ~80–150ms. Anh em thấy là độ phân giải mà aptX HD chơi được cao hơn nhiều so với aptX nhưng độ trễ cũng cao hơn nên nghe nhạc thì chọn aptX HD chứ anh em coi phim hay chơi game thì không nên.aptX Adaptive - Từ năm 2018
Codec tiên tiến của Qualcomm, tự động điều chỉnh bitrate. Bitrate 279–860 kbps, độ phân giải 24-bit/96kHz, độ trễ ~50–80ms. Cân bằng chất lượng âm thanh, độ trễ, và ổn định kết nối, lý tưởng cho gaming và nghe nhạc Hi-Res.Codec aptX Adaptive được Qualcomm giới thiệu tại IFA năm 2018. Đây giống như là giải pháp kết hợp giữa aptX và aptX HD giúp người dùng bình thường, không quan tâm nhiều tới chuẩn có thể trải nghiệm âm thanh tốt hơn khi nghe nhạc cũng như chơi game. Tuy nhiên thực tế thì nó cũng không đơn giản và người dùng cũng không dễ dàng tiếp cận được.
LDAC - Từ năm 2015
Do Sony phát triển, được chứng nhận Hi-Res Audio Wireless. Bitrate 330/660/990 kbps, độ phân giải 24-bit/96kHz, độ trễ ~100–200ms. LDAC cho chất lượng âm thanh gần lossless ở bitrate cao, phổ biến trên thiết bị Sony và một số máy Android. Các tai nghe cao cấp, máy nghe nhạc xịn hỗ trợ chuẩn này.Với smartphone thì không dễ để khai thác chuẩn này do đòi hỏi phải có sự đồng bộ cao từ smartphone, tai nghe, phần mềm nghe nhạc… thậm chí trên điện thoại Android muốn Enable phát nhạc LDAC qua Bluetooth là phải vào trong Developer Tools để mở khá phức tạp.
LHDC (Low Latency High-Definition Audio Codec) - Từ 2018
Được Savitech phát triển, được chứng nhận Hi-Res Audio Wireless. Cạnh tranh với LDAC và aptX HD.Bitrate lên đến 900 kbps (LHDC 5.0 đạt 1 Mbps, Lossless đạt 1.6 Mbps), độ phân giải 24-bit/192kHz (5.0), 16-bit/48kHz (Lossless), độ trễ ~100–150ms. LDHC hướng tới người chơi nhạc độ phân giải cao (Hi-Res).
LHDC không phổ biến như các codec khác. Hiện một số mẫu điện thoại Huawei và Xiaomi hỗ trợ chuẩn này.
LLAC (Low Latency Audio Codec) - Từ năm 2019
Biến thể của LHDC, tối ưu hóa độ trễ. Bitrate 400–600 kbps, độ phân giải 24-bit/48kHz, độ trễ ~30ms. LLAC hy sinh độ phân giải để có độ trễ cực thấp, phù hợp cho chơi game và xem video. Thiết bị sử dụng gồm tai nghe gaming, thiết bị yêu cầu đồng bộ âm thanh - hình ảnh.LC3 (Low Complexity Communication Codec) - 2020
Do Bluetooth SIG phát triển, dựa trên công nghệ của Fraunhofer IIS và Ericsson, thuộc chuẩn Bluetooth LE Audio được chứng nhận bởi Hi-Res Audio Wireless (LC3plus). LC3 có Bitrate tiêu chuẩn 16–345 kbps, và lên đến 1.6 Mbps ở LC3plus, độ phân giải 32-bit/48kHz (standard), 24-bit/96kHz (LC3plus), độ trễ ~20–40ms. LC3 có cấu hình cao nhưng độ trễ rất thấp và lượng pin sử dụng thấp hơn rất nhiều so với các codec khác. LC3 còn hỗ trợ multi-stream, true wirelss và hearing aids.Đặc biệt LC3 do Bluetooth SIG phát triển để thay thế codec SBC đã hơn 30 năm tuổi. Là codec mặc định trong Bluetooth LE Audio nên nó sẽ gần như tự động được trang bị trong nhiều thiết bị phát. Hiện tại các tai nghe hay loa sử dụng Codec LC3 bắt đầu xuất hiện nhiều.
Một điểm khác quan trọng liên quan đến chất lượng âm nhạc LC3 có thể thể hiện được nhạc chất lượng cao hơn kể cả khi ở bitrate thấp hơn. Về lý thuyết của mỗi codec thì thường rất cao. Tuy nhiên thực tế truyền không dây luôn phải khó khăn khoảng cách, ăng ten sóng, môi trường nhiều thiết bị… dẫn đến việc máy thường đẩy về bitrate thấp để đảm bảo đường truyền. Và lúc này LC3 phát huy tác dụng.

JBL Tour One M3 ra mắt ở CES đầu năm nay hỗ trợ LC3 thông qua điện thoại hoặc cục Smart TX.

CES2025- JBL ra mắt tai nghe JBL Tour ONE M3 và JBL SMART Tx
JBL Tour ONE M3 là chiếc tai nghe fullsize không dây được trang bị khả năng chống ồn chủ động True Adaptive Noise Cancelling 2.0. JBL SMART Tx là bluetooth transmitter với màn hình giúp người dùng có thể dễ dàng kết hợp với các thiết bị âm thanh...
tinhte.vn
Samsung Scalable Codec (SSC) - Từ 2018
Độc quyền của Samsung, chỉ tương thích trong hệ sinh thái Samsung. Bitrate ước tính ~512–600 kbps, độ phân giải 24-bit/48kHz, độ trễ ~50–100ms. Chất lượng tốt hơn SBC, tối ưu cho Galaxy Buds và điện thoại Samsung. Chỉ có trên thiết bị của Samsung.Kết luận: mua đúng tai nghe có codec phù hợp
Hy vọng thông qua bài này anh em hiểu hơn về codec để chọn tai nghe hay máy phát nhạc đúng với nhu cầu của anh em hơn. Và anh em cũng hóng một tương lai tươi sáng hơn cho tai nghe không dây khi nó dùng codec LC3 không chỉ mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn, tốc độ phản hồi cao hơn mà pin còn lâu hơn.==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: Công nghệ mới