Bảo mật ở đây có nghĩa là bảo mật thông tin, Google sẽ chuyển hướng phát triển Android từ công khai một phần sang phát triển nội bộ hoàn toàn, sẽ chỉ công khai nó đã hoàn chỉnh. Dù vậy, Google vẫn cam kết AOSP (Android Open Source Project) vẫn sẽ có tính mở như nó vốn có từ trước đến nay. Nói cách khác, Android sẽ không trở thành mã nguồn đóng (closed-source).
Trước đây, Google phát triển Android bằng cách chia công việc thành hai "khu vực" chính: một nhánh công khai (public AOSP branch) và một nhánh nội bộ (internal branch). Nhánh công khai AOSP là nơi mọi người – từ lập trình viên bên ngoài đến các nhà sản xuất điện thoại (OEMs) như Samsung, Xiaomi, OPPO, vivo…. có thể xem một phần mã nguồn của Android. Trong khi đó, nhánh nội bộ là nơi Google làm việc bí mật, chỉ chia sẻ với các đối tác lớn có hợp đồng Google Mobile Services (GMS), như Samsung hay Qualcomm mà thôi.
AOSP là phần cốt lõi của Android, được Google phát hành miễn phí dưới giấy phép Apache 2.0 – một loại giấy phép cho phép bất kỳ ai cũng có thể lấy mã nguồn, chỉnh sửa, và tạo ra phiên bản riêng mà không cần trả phí. Nhờ đó, các hãng như Samsung đã tạo ra giao diện riêng như One UI từ AOSP, Xiaomi thì tạo ra HyperOS, OPPO thì tạo ra ColorOS.... Dù AOSP là mã nguồn mở và chấp nhận đóng góp từ cộng đồng, Google vẫn là người làm phần lớn công việc và quyết định code nào được thêm vào, cũng như khi nào công bố phiên bản mới.
Một số thành phần của Android, như Bluetooth (Bluetooth stack), được phát triển công khai trên AOSP để mọi người cùng thấy và đóng góp. Nhưng các phần quan trọng, như khung chính của hệ điều hành (core OS framework), lại được làm trong nhánh nội bộ. Điều này dẫn đến việc nhánh AOSP công khai thường lạc hậu so với nhánh nội bộ. Ví dụ, nếu so sánh một phiên bản Android "sạch" từ AOSP với Android 16 beta (làm từ nhánh nội bộ), sẽ thấy nhiều tính năng và công cụ lập trình (API) có trong beta nhưng thiếu ở AOSP.
Trước đây Google làm thế nào?
Trước đây, Google phát triển Android bằng cách chia công việc thành hai "khu vực" chính: một nhánh công khai (public AOSP branch) và một nhánh nội bộ (internal branch). Nhánh công khai AOSP là nơi mọi người – từ lập trình viên bên ngoài đến các nhà sản xuất điện thoại (OEMs) như Samsung, Xiaomi, OPPO, vivo…. có thể xem một phần mã nguồn của Android. Trong khi đó, nhánh nội bộ là nơi Google làm việc bí mật, chỉ chia sẻ với các đối tác lớn có hợp đồng Google Mobile Services (GMS), như Samsung hay Qualcomm mà thôi.

AOSP là phần cốt lõi của Android, được Google phát hành miễn phí dưới giấy phép Apache 2.0 – một loại giấy phép cho phép bất kỳ ai cũng có thể lấy mã nguồn, chỉnh sửa, và tạo ra phiên bản riêng mà không cần trả phí. Nhờ đó, các hãng như Samsung đã tạo ra giao diện riêng như One UI từ AOSP, Xiaomi thì tạo ra HyperOS, OPPO thì tạo ra ColorOS.... Dù AOSP là mã nguồn mở và chấp nhận đóng góp từ cộng đồng, Google vẫn là người làm phần lớn công việc và quyết định code nào được thêm vào, cũng như khi nào công bố phiên bản mới.
Một số thành phần của Android, như Bluetooth (Bluetooth stack), được phát triển công khai trên AOSP để mọi người cùng thấy và đóng góp. Nhưng các phần quan trọng, như khung chính của hệ điều hành (core OS framework), lại được làm trong nhánh nội bộ. Điều này dẫn đến việc nhánh AOSP công khai thường lạc hậu so với nhánh nội bộ. Ví dụ, nếu so sánh một phiên bản Android "sạch" từ AOSP với Android 16 beta (làm từ nhánh nội bộ), sẽ thấy nhiều tính năng và công cụ lập trình (API) có trong beta nhưng thiếu ở AOSP.
Việc duy trì hai nhánh này gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là "xung đột hợp nhất" (merge conflicts). Chẳng hạn, một bản cập nhật thêm tính năng phóng to màn hình cho thanh điều hướng và bàn phím đã gây xung đột vì danh sách cài đặt trợ năng (accessibility settings) có độ dài khác nhau giữa hai nhánh. Một ví dụ khác là khi phát triển API khu vực lưu trữ chỉ dành cho thiết bị mở khóa, Google phải lấy một bản cập nhật từ nhánh nội bộ và áp dụng vào AOSP để giải quyết xung đột, vì file chứa cờ xây dựng (build flags) được làm trong nhánh nội bộ. Những xung đột như thế này khiến Google mất nhiều thời gian và công sức để sửa lỗi.
Bây giờ và sắp tới họ sẽ làm như thế nào?
Google quyết định thay đổi cách làm: họ sẽ bỏ nhánh công khai AOSP trong quá trình phát triển và chuyển toàn bộ công việc sang nhánh nội bộ. Điều này có nghĩa là từ tuần sau, mọi thứ liên quan đến phát triển Android sẽ được làm trong bí mật, và mã nguồn chỉ được công bố khi Google hoàn thành một phiên bản mới – ví dụ, khi Android 16 ra mắt vào cuối năm nay. Google cho biết thay đổi này sẽ giúp họ làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, và tránh được các xung đột hợp nhất.
Dù vậy, Google cam kết rằng Android vẫn là mã nguồn mở. Họ sẽ tiếp tục công bố mã nguồn cho các phiên bản mới, cũng như mã nguồn của phần lõi Linux mà Android sử dụng (Android's Linux kernel fork), vì phần này dùng giấy phép GPLv2 – bắt buộc phải công khai. Trước đây, một số thành phần như hệ thống xây dựng (build system), công cụ cập nhật (update engine), Bluetooth stack, khung ảo hóa (Virtualization framework), và cấu hình SELinux được phát triển công khai trên AOSP. Nhưng giờ đây, tất cả sẽ chuyển sang nhánh nội bộ, và cộng đồng chỉ thấy mã nguồn khi Google sẵn sàng công bố.
Google đã bắt đầu áp dụng cách làm "trunk-based development" (tập trung vào một dòng chính) từ Android 14 để giảm sự khác biệt giữa hai nhánh, nhưng vấn đề vẫn còn. Bằng cách gộp tất cả vào nhánh nội bộ, Google muốn đơn giản hóa quy trình và kiểm soát thông tin tốt hơn, tránh rò rỉ các tính năng mới – như chuyện người ta từng đào bới AOSP và đoán ra Google Pixel 10 hay ngày ra mắt Android 16.
Sự thay đổi này mang ý nghĩa gì với người dùng?
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/12/5758834_5691878_cover_home_android_12_chinh_thuc_2.jpg)
Ở khía cạnh người dùng phổ thông, thay đổi này không ảnh hưởng đến bạn, là những người đang dùng những thiết bị Android mỗi ngày. Thay đổi này có ý nghĩa với Google nhiều hơn vì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, có thể tăng thời gian phát triển phầm mềm và sửa lỗi. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa rằng người dùng sẽ nhận được các bản cập nhật phần mềm nhanh hơn.
Đối với lập trình viên, sẽ tuỳ vào loại công việc của bạn để có thể nói chính xác về sự ảnh hưởng. Đối với lập trình viên làm app thì gần như cũng chẳng bị ảnh hưởng gì cả, đối với những công ty hoặc cá nhân thích nghịch ROM (custom ROM) sẽ có ảnh hưởng đôi chút nhưng không đáng kể, vì đa phần họ cũng dùng các phiên bản ở nhánh chính thức, chứ không dựa hoàn toàn vào AOSP.
Quảng cáo
Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều sẽ là những người thích nghiên cứu, thích tìm tòi và mày mò trong AOSP xem Google định làm gì với Android. Bởi vì sự thay đổi này, quá trình cập nhật AOSP sẽ bị chậm đi vài tuần hoặc vài tháng, tức là họ sẽ khó để theo dõi tiến độ của Google. Nếu không có GMS thì họ sẽ gần như không biết được Google đang làm gì.
Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến giới truyền thông, bạn sẽ thấy rằng nhiều thông tin tiết lộ về thiết bị, về các tính năng mới của Android thường được lấy từ mã nguồn của các phiên bản hệ điều hành mà Google đang phát triển, bây giờ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Theo: Android Authority.
==***==
==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
---
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!
Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.
Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công ==***== Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp
Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu
Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel
Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ
Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
Nguồn: Tinh Tế

Topics: Công nghệ mới