Header ads

Header ads
» »

NYT: Đây là cách Trung Quốc thao túng ngành công nghiệp đất hiếm?

Vào năm 2010, Trung Quốc khiến cả thế giới rúng động khi nước này áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm quan trọng sang Nhật Bản. Các giám đốc doanh nghiệp Nhật hoảng loạn la làng lên rằng họ sắp cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô thiết yếu.

Xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, lệnh cấm này chỉ kéo dài 7 tuần. Nhưng nó đã làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu đối với những kim loại này. Khi lệnh cấm kết thúc, Trung Quốc siết chặt quyền kiểm soát nguồn tài nguyên khoáng sản của mình. Trung Quốc đã mạnh tay chống tham nhũng, triệt phá hoạt động buôn lậu và đưa toàn bộ ngành công nghiệp này vào sự kiểm soát của nhà nước.

Cả thế giới, đặc biệt là Nhật Bản và Hoa Kỳ, đều nhận thấy điều này. Chính phủ Nhật và Mỹ đã soạn thảo những kế hoạch chi tiết nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhật Bản đã thực hiện theo đúng kế hoạch và hiện có thể nhập khẩu khoáng sản này từ Úc. Hoa Kỳ thì không. Sau 15 năm, nước này vẫn gần nhưphụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc trong khâu chế biến đất hiếm. Hệ quả là các hãng sản xuất ô tô, công ty hàng không vũ trụ và các nhà thầu quốc phòng của Mỹ rơi vào thế bị động.

trung-quoc-dat-hiem-6.jpg
Nam châm đất hiếm.

Phản ứng trước chính sách thuế quan của Tổng thống Trump, Trung Quốc đã ngừng xuất khẩu một số loại đất hiếm nhất định, cùng với các loại nam châm giá trị cao hơn được sản xuất từ những loại đất hiếm này. Những nam châm nhỏ nhưng mạnh này — chỉ to bằng một chiếc nhẫn, nhưng có lực hút gấp 15 lần nam châm sắt thông thường — là thành phần rẻ tiền và thường bị bỏ qua trong động cơ điện. Chúng được sử dụng trong xe điện và xe xăng, cũng như trong robot, máy bay không người lái, tua-bin gió ngoài khơi, tên lửa, máy bay chiến đấu và nhiều sản phẩm khác.

Việc Mỹ không thể xây dựng được một phương án thay thế nguồn cung từ Trung Quốc đã kéo dài qua nhiều đời tổng thống thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong suốt 15 năm qua, các nhà hoạch định chính sách Mỹ hầu như không có hành động nào đáng kể để giải quyết sự phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm, đặc biệt là nam châm đất hiếm. Các nhà phân tích cho rằng đất hiếm là loại khoáng sản có tính chiến lược cao nhất trong số tất cả những loại khoáng sản từng được thảo luận qua nhiều chính quyền Mỹ gần đây.

trung-quoc-dat-hiem-5.jpg
Một mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc.

Lệnh cấm của Trung Quốc năm 2010 đối với Nhật Bản không có tác dụng 100% vì các băng nhóm tội phạm có tổ chức vốn kiểm soát phần lớn ngành công nghiệp đất hiếm ở khu vực trung nam Trung Quốc cùng với sự tiếp tay của quan chức địa phương. Những tay buôn lậu này từng tuồn ra nước ngoài tới một nửa sản lượng đất hiếm hàng năm của Trung Quốc. Chỉ vài tuần sau khi lệnh cấm kết thúc, Bắc Kinh tiến hành những biện pháp mạnh. Họ tịch thu các mỏ tư nhân và bắt giữ hàng nghìn người trên khắp miền nam Trung Quốc. Việc quản lý ngành công nghiệp này được chuyển từ chính quyền địa phương lên chính phủ trung ương. Sau đó, các mỏ được quốc hữu hóa và sáp nhập thành một công ty nhà nước duy nhất có tên là Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc (China Rare Earth Group).

Gần đây, Trung Quốc đã phát triển ngành công nghiệp nam châm của riêng mình thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô sang các nhà máy sản xuất nam châm ở Nhật Bản. Bắc Kinh đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng các nhà máy sản xuất nam châm tiên tiến tại thành phố Can Châu, gần Long Nam. Hiện nay, Trung Quốc sản xuất 90% lượng nam châm của toàn thế giới. Tuần trước, hai trong số các nhà máy sản xuất nam châm lớn nhất ở Can Châu vẫn đang tiếp tục mở rộng xây dựng.


trung-quoc-dat-hiem-3.jpg
Những lọ chứa khoáng sản đất hiếm được sản xuất bởi Lynas.

Nhật Bản cũng có những hành động quyết liệt sau lệnh cấm năm 2010. Các nhà sản xuất Nhật bắt đầu tích trữ đủ đất hiếm trong kho để đáp ứng nhu cầu trong vòng hai năm. Đồng thời, họ tìm kiếm nguồn cung ở nước ngoài. Tập đoàn Sumitomo, với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Nhật Bản, đã góp phần vào sự phát triển của Lynas, một công ty khai khoáng tại Úc. Lynas hiện khai thác và tinh chế 60% lượng đất hiếm nhẹ mà Nhật Bản sử dụng. Loại này thường được trộn với một lượng nhỏ đất hiếm nặng để chế tạo nam châm đất hiếm. Công ty này cũng đang chuẩn bị bắt đầu tinh chế đất hiếm nặng tại Malaysia cho các nhà sản xuất Nhật vào giữa năm nay, dù ban đầu chỉ với sản lượng rất nhỏ. Các nhà sản xuất nam châm lớn nhất của Nhật Bản, gồm có Proterial, Shin-Etsu Chemical và TDK Corporation, đã chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Nhật Bản sang Trung Quốc để tiếp cận nguồn đất hiếm ổn định, và cả sang Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì một phần lớn sản xuất tại Nhật Bản.

Quảng cáo



Ngành công nghiệp nam châm đất hiếm ở Mỹ từng bắt đầu từ một công ty con của General Motors đặt tại miền bắc bang Indiana vào những năm 1980. Nhưng sau đó, các nhà máy này đã đóng cửa và chuyển sang Trung Quốc và Singapore. Sau lệnh cấm năm 2010, công ty Nhật Bản Hitachi Metals — đổi tên thành Proterial vào năm 2023 — đã xây dựng một nhà máy sản xuất nam châm đất hiếm tại bang North Carolina trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2013, nhằm đáp lại mối lo ngại từ chính quyền Tổng thống Barack Obama khi đó.

Tuy nhiên, nhà máy của Hitachi Metals, với chỉ vài chục nhân viên, có chi phí vận hành cao hơn nhiều so với các khu tổ hợp khổng lồ ở Trung Quốc. Các công ty Mỹ không sẵn sàng chi thêm tiền để mua nam châm sản xuất trong nước và cuối cùng quay lại sử dụng hàng Trung Quốc. Hitachi đã đóng cửa nhà máy vào năm 2020 và toàn bộ thiết bị được lưu kho. Hiện nay, mỏ đất hiếm duy nhất còn hoạt động tại Hoa Kỳ nằm ở Mountain Pass, bang California. Công ty điều hành mỏ này, MP Materials, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất thương mại nam châm đất hiếm vào cuối năm nay tại một nhà máy ở bang Texas. Nhưng ngay cả khi hoạt động hết công suất, nhà máy này mỗi năm cũng chỉ sản xuất được lượng nam châm tương đương với... một ngày sản xuất của Trung Quốc.

rare-earth-1.jpg

Cũng giống như ngành sản xuất nam châm, lịch sử khai thác đất hiếm tại Mỹ đầy thăng trầm. Mỏ Mountain Pass từng chiếm phần lớn sản lượng đất hiếm toàn cầu từ năm 1965 đến 1995, cho đến khi Trung Quốc ồ ạt tung ra các loại hàng xuất khẩu giá rẻ, làm lũng đoạn thị trường quốc tế. Mỏ này đã bị đóng cửa vào năm 2002, một phần vì các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt của California. Dù dự án nâng cấp trị giá 1,5 tỷ USD đã được khởi động vào năm 2010, hoạt động khai thác chỉ chính thức được nối lại vào năm 2017. Và kể từ đó, quặng khai thác được lại phải đưa sang Trung Quốc để tinh chế tại các nhà máy giá rẻ. Chỉ đến gần đây, mỏ này mới bắt đầu tự tinh luyện phần lớn sản lượng khai thác của mình.

Tại Mỹ, các quy định về quy hoạch và môi trường khiến việc mở một mỏ đất hiếm mới trở nên vô cùng khó khăn. Theo ông Mark Smith, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của công ty NioCorp Developments — đơn vị đã xin được giấy phép xây dựng một mỏ ở bang Nebraska — thì để mở được một mỏ đất hiếm ở Mỹ phải mất tới... 29 năm. "Bạn có thể dành cả sự nghiệp chỉ để đưa một mỏ vào hoạt động," ông Smith nói. Ngược lại, tại Trung Quốc, việc mở mỏ diễn ra nhanh chóng và không cần phải trải qua quy trình phê duyệt gắt gao như ở Mỹ.

Vấn đề lớn nhất đằng sau tất cả những khó khăn này là thị trường toàn cầu cho đất hiếm thực chất rất nhỏ nếu so với các ngành khai khoáng khác như đồng chẳng hạn. Rất ít công ty Mỹ muốn mạo hiểm đầu tư lớn vào đất hiếm, chỉ để rồi đối mặt với tình cảnh như Hitachi từng gặp, khi khách hàng cuối cùng vẫn chọn sản phẩm rẻ hơn đến từ các ngành công nghiệp được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.

Quảng cáo




Theo NYT

Khóa học Machine Learning cơ bản- Khoa học dữ liệu - AI
==***==

Khoá học Quản trị Chiến lược Dành cho Lãnh đạo Doanh nghiệp

Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

==***==
Nơi hội tụ Tinh Hoa Tri Thức - Khơi nguồn Sáng tạo
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com
--- 

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên ZALO!

Khóa học Hacker và Marketing từ A-Z trên Facebook!

Khóa đào tạo Power BI phân tích báo cáo để bán hàng thành công

Bảo mật và tấn công Website - Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PYTHON TỪ CƠ BẢN ĐẾN CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán

Khóa học hướng dẫn về Moodle chuyên nghiệp và hay
Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay.



Khóa học AutoIt dành cho dân IT và Marketing chuyên nghiệp

Khoá học Word từ cơ bản tới nâng cao, học nhanh, hiểu sâu


Khóa học hướng dẫn sử dụng Powerpoint từ đơn giản đến phức tạp HIỆU QUẢ
Khóa học Thiết kế, quản lý dữ liệu dự án chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bằng Bizagi
Khoa hoc hay
Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng Power Query trong Excel

Khóa học Lập trình WEB bằng PHP từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng TableAU - Chìa khóa thành công!
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học


Khóa học Phân tích dữ liệu sử dụng SPSS - Chìa khóa thành công!


Khóa học "Thiết kế bài giảng điện tử", Video, hoạt hình 
kiếm tiền Youtube bằng phần mềm Camtasia Studio
Khóa học HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VIDEO CLIP CHO DÂN MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
Xây dựng website​​​​
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUẢNG CÁO VÀ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP VỚI CANVA
Hãy tham gia khóa học để trở thành người chuyên nghiệp. Tuyệt HAY!😲👍
Khoa hoc hay
MICROSOFT ACCESS



GOOGLE SPREADSHEETS phê không tưởng
Khoa hoc hay
Khóa hoc lập trình bằng Python tại đây

Hãy tham gia khóa học để biết mọi thứ

Để tham gia tất cả các bài học, Bạn nhấn vào đây 

Khóa học lập trình cho bé MSWLogo
Nhấn vào đây để bắt đầu học
Nhấn vào đây để bắt đầu học


Khóa học Ba, Mẹ và Bé - Cùng bé lập trình  TUYỆT VỜI

Khoa hoc hay

Khóa học sử dụng Adobe Presenter-Tạo bài giảng điện tử
Khoa hoc hay
Design Website

Để thành thạo Wordpress bạn hãy tham gia khóa học 
Khóa học sử dụng Edmodo để dạy và học hiện đại để thành công
==***==
Bảo hiểm nhân thọ - Bảo vệ người trụ cột
Cập nhật công nghệ từ Youtube tại link: congnghe.hocviendaotao.com
Tham gia nhóm Facebook
Để tham gia khóa học công nghệ truy cập link: http://thuvien.hocviendaotao.com
Mọi hỗ trợ về công nghệ email: dinhanhtuan68@gmail.com

Nguồn: Tinh Tế

About Học viện đào tạo trực tuyến

Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com .
- Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng .
- Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu...
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn